Thursday, March 31, 2011

VANG TRANG BEN KIA SONG- 2

Tôi lặng thinh không đáp lời cũng không buồn ăn cơm. Thường giờ này tôi xong buổi cơm trưa rồi và có lẽ là đang đọc truyện hoặc xem bài cho ngày thứ hai hoặc đang chờ ngũ trưa. Chúng tôi lặng thinh. Không ai buồn nói gì. Mẹ tôi cứ gắp thức ăn cho tôi. Cha tôi rất chậm chạp nhai thức ăn như thể ông có gì để nói hoặc thức ăn hôm nay rất dai cứng vậy. Mẹ tôi không chịu dược sự yên lặng nữa nên bà phải lên tiếng trước.


- Bác Thịnh chắc có chuyện gì không hài lòng nên mới trút cơn thịnh nộ lên mấy đứa trẻ đấy thôi. Thể nào bác cũng phải bình tâm và xin lỗi “bố nó” thôi.

Bố tôi từ tốn giải thích.

- Từ ngày chuyển lên làm việc trên huyện, ông ta ra vẻ là người quan trọng. Ông ta muốn biến mọi chuyện thành quan trọng để được mọi người để tâm tới. Tôi không chịu loại người ấy, cái kiểu ấy.

- Bố nó để tôi qua nhà Bác Thịnh để hỏi chuyện bác gái xem sao.

Bố tôi gạt phăng ngay.

- Tôi không muốn thế. Tôi không muốn nghe nói đến cái ngữ ấy.

Tôi cảm thấy đau như bị cắt một phần cơ thể, như đang bị phẩu thuật mà không được gây mê, bị một cú đánh thật mạnh một cách bất ngờ. Ai trong chúng ta không từng phạm lỗi. Tôi không tin rằng bố tôi và bác Thịnh cố tìm cách “đá nhau” như cách người ta đá bóng mà tôi mong rằng họ chỉ hiểu nhầm nhau hoặc bác ấy tìm chổ để trút cơn giận lên chúng tôi. Hằng hình như muốn chứng tỏ điều gì với tôi- điều mà rất ít con gái để tâm đến. Hằng muốn bảo với tôi rằng:

- Tớ có thể làm được những gì cậu làm đấy nhé. Đá bóng là một chuyện nhỏ. Tớ có thể làm nhiều hơn thế chỉ trừ một điều. Tớ không thể chuyển được vầng trăng qua bên kia sông mà thôi. Tớ sẽ bơi qua sông thăm cậu khi tớ muốn. Tớ có thể nằm kế bên cậu để chia số roi cậu bị bố cậu phạt. Tớ có thể trở thành một tay săn bàn có tiếng như cậu. Còn cậu có thể chụp bóng như tớ không nào? Ai trong hai đứa ta trách nhiệm cho nhau được nào? Tớ có ngã, cậu nâng nhé và ngược lại. Nhưng nếu hai đứa ta cùng ngã cả, ai sẽ nâng chúng ta nào?

Sau này tôi mới biết rằng Hằng đã tập nhảy dây, nhồi và tự chụp bóng, tự tập ngã ngang trên cỏ để chụp bóng sệt như nàng đã xem các thủ môn trong đội huyện tập luyện và nàng đã muốn chứng tỏ rằng nàng sẽ làm những gì nàng muốn. Khi tự so mình với các cô gái xinh đẹp thục nữ khác, Hằng muốn tạo ra một sự khác biệt vì rất thường nghe tôi nói đến từ “khác biệt”. Hằng rất muốn làm tôi hài lòng vì tôi thường tỏ ra không bằng lòng điều này hoặc điều khác với nàng- người duy nhất tôi có thể tâm tình.. Hằng đâu có ngờ rằng: bên kia sông là phân nửa của cái tôi muốn giử nguyên như vậy. Bên kia sông là nơi tôi muốn thấy Hằng thướt tha dịu dàng đúng kiểu con gái. Phía bên đây là tôi- đúng kiểu con trai, hào hùng tài ba và trách nhiệm. Hai phía sông sẽ bổ xung sẽ kết hợp lại thành một sự hoàn hảo, đẹp đẻ như hai phần của một bức tranh phong cảnh.

Vầng trăng bên kia sông sẽ không đẹp nữa nếu không có con sông. Vầng trăng bên kia sông sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu không có ai bên này sông ngắm nhìn nó. Vầng trăng bên kia sông sẽ không phải của riêng ai nhưng đó là một kho tàng của tôi, một món quà tạo hoá đã ban tặng riêng tôi. Cái cảm nhận của tôi có thể được nàng cảm nhận nhưng bác Thịnh thì không. Cái suy nghĩ của tôi về vầng trăng đó có thể tương đồng với cảm nhận của bố tôi nhưng ở mức xâu nông khác nhau. Nàng, bên phía kia sông, cũng cảm nhận như thế nhưng hai đứa tôi là hai cá thể khác biệt nhau. Chúng tôi cần có nhau để gắn kết để tạo ra một điểm chung, rất chung cho riêng hai đứa tôi mà thôi. Dòng sông là một sự chia cắt vật lý đơn giản nhưng cái khoảng cách tinh thần của bố nàng và bố tôi mới phức tạp mới đáng nói. Chúng tôi có thể từ hai bờ cùng bơi đến giử dòng để nắn tay nhau để trò chuyện một lúc rồi bơi ngược về. Bác Thịnh và Bố tôi thì không thể nào từ hai điểm đơn giản cùng nhau thảo luận để đi tới một điểm chung. Vì sao vậy? Sự đố kỵ, lòng tự phụ hoặc tự ti mặc cảm nhất là cái “ tôi “ của cả hai rất lớn. Họ tự ngăn cản chính họ để nhìn nhận sự việc, đánh giá sự việc một cách vô tư công bằng và nhanh chóng. Chính cuộc đời này đã khiến họ như thế. Họ cứ ngỡ rằng họ thắng nhau. Thật ra cả hai cùng thua cuộc. Bố tôi thua vì không thể giải thích được vì sao tôi sẽ chịu phạt 20 roi nếu tôi bơi qua sông, hoặc 10 roi nếu tôi chơi bóng đá. Bác Thịnh thua vì không thể giải thích được tại vì sao ông lại muốn đem cái chuyện đá bóng của chúng tôi lên tới huyện để thưa gửi gì gì đó. Bác cũng không thể giải thích cho Hằng nghe tại sao nàng không được chơi bóng đá với các bạn học khác trong lớp.

Thế ai là người thua cuộc? Tôi tự hỏi như thế. Cũng chẳng phải vì có người thắng, tôi mới đề cập đến người thua cuộc. Ai hưởng lợi, ai mất mát? Ai tiến bộ, ai lạc hậu? Ai học được gì và ai chẳng học được gì cả? Đời là một trường học thật lớn. Ai cũng có thể đi học ở đó. Có những bài học miển phí. Có những bài học rất mắt tiền có khi trị giá bằng chính nhân mạng của người học. Dòng sông là một ranh giới là một thực thể. Nó có thể là một cản trở đối với người này nhưng có thể là một thuận lợi của kẻ khác. Vầng trăng bên kia của tôi có ý nghĩa rất lớn với tôi nhưng có thể nó chẳng là gì với Bác Thịnh cả.

Sau vụ đó, bố tôi và Bác Thịnh không bao giờ nhìn mặt nhau.. Hai đước tôi vẫn đi học chung như lâu nay nhưng mẹ tôi hoặc mẹ nàng không bao giờ đưa chúng tôi về nhà. Chúng tôi không chơi bóng đá nữa và Hằng cũng không còn muốn làm một khác biệt nữa. Một hôm, trên đường từ trường về nhà, Hằng buồn bã cho tôi biết gia đình nàng sắp dời đi đến một huyện khác, Bác Thịnh chuyển công tác. Vào cuối tuần này, ngày rằm sắp đến bên nhà Hằng sẽ có một tiệc chia tay hẳn hoi.

- Cậu phải hứa là không được chểnh mảng việc học, không bỏ bóng đá và nhất là không được quên tớ nhé.

- Tớ luôn nhớ cậu và nhớ trận đá mà tôi chưa kịp ghi bàn thắng.

- Chắc không ?

- Tớ luôn nhớ những gì trải qua trong đời tớ.

Tôi về nhà hôm đó với một tâm trạng nặng nề mệt mỏi. Tôi sẽ không còn có lý do để bơi qua sông và bố tôi sẽ xoá bỏ cái điều cấm đóan đó. Mẹ tôi lo lắng khi trông thấy tôi thẩn thờ như ngừơi mất hồn. Tôi buộc lòng phải nói dối mẹ tôi rằng vì tôi đang lo cho kỳ thi toán vào tuần sau, nên tôi mới trông như thế. Tôi đoán rằng bên nhà nàng, mẹ nàng cũng bị nàng nói dối như thế. Tôi trông chờ từng ngày qua đi như người ta mong đến ngày trọng đại trong đời của họ vậy.

Từ lúc mặt trời chưa xuống khuất rặng cây ngoài vườn, bên nhà nàng đã vang vang tiếng cười nói, tiếng vỗ tay, tiếng xe gắn máy chạy đến hoặc chạy đi. Bên này sông, trong nhà tôi, bố mẹ tôi đọc sách báo như mọi khi. Như mọi chủ nhật khác, tôi phải chuẩn bị cho bài vở của ngày thứ hai hoặc cho những ngày kế tiếp. Hôm ấy là ngày không phải dành cho bài vở mà là ngày dành cho việc chia tay người tôi yêu quý và thân thiết nhất.

Trăng hôm ấy thật tròn và sáng đẹp. Trong lòng tôi như có mây đen đầy trên bầu trời, tối xầm như đêm 30. Tôi đứng lặng nhìn qua sân sau bên nhà nàng. Bất chợt, Hằng xuất hiện một mình, sáng quắt như một thiên thần dưới vầng trăng sáng. Tôi bước vội ra phía bờ sông để nàng nhìn thấy tôi. Tôi ra hiệu chào nàng và nàng lập tức chào trả ngay. Thường tôi có thể nói to lên để nàng nghe tôi. Nhưng tối nay thì không được. Bên nhà nàng đang ồn ào. Bên tôi thì yên tỉnh hơn nhưng bố mẹ tôi đang đọc sách. Hai đứa tôi đứng yên một chốc. Không lâu sau đó bất chợt Hằng ra hiệu bảo tôi chờ nàng giây lác. Nàng bước vào trong nhà thật nhanh và trong một phút chốc nàng trở ra với cái giàn ná và vội đưa lên ngắm để bắn qua tôi. Tôi chưa kịp phản ứng gì thì vèo một cái hòn bi đất và miếng giấy bao quanh vừa rơi xuống sân nhà tôi. Tôi tìm hòn bi, mẫu giấy đó và đứng bên cửa sổ đón ánh sáng hắt ra để đọc cái bức thư đặc biệt đó.

“Cậu này, Tớ rất muốn chia tay với cậu. Mình có thể đi đâu hay ngồi trò chuyện lâu với nhau nhé. Thời giờ trôi qua nhanh quá. Sự vật đổi thay nhanh quá, phải không? Tớ muốn thấy cậu thay đổi nhưng để tiến bộ hơn, giỏi dang hơn nhé.

Tớ hứa sẽ làm những gì cậu mong muốn.

Chúng ta mãi là bạn tốt của nhau nhé.

Hằng.”

Tôi run lên vì những lời nàng viết. Tôi như muốn làm một điều gì cho nàng. Bỗng bên kia sông, Hằng nhẹ nhàng tuột xuống cái cầu tàu để bơi qua tôi. Tôi lập tức phóng xuống sông với tốc độ của những tay cứu hộ chuyên nghiệp. Tôi bơi thật nhanh để đón nàng. Bên nhà tôi bố mẹ tôi, nhận ra ngay tiếng tôi phóng xuống nước, đã vội vã pha đèn xuống sông để quan sát Hằng vì họ biết rằng nàng chỉ mới biết bơi gần đây thôi. Bên phía nhà bên sông có ai đó đã tri hô lên. Một số đông khách đổ xô ra bờ bên kia để xem sự tình ra sao. Tôi càng bơi nhanh hơn để đón Hằng. Tôi nắm vai Hằng khi nàng hai đứa tôi cách bờ bên kia khoảng 10 mét. Tôi kéo tay nàng choàng qua người tôi và bơi tiếp vào bờ trong sự trông chờ của mọi người. Mẹ nàng chờ chúng tôi với một khăn lông thật to. Hằng đứng nép vào tôi như để tìm sự che chở. Em run nhẹ nhưng rất bình tỉnh. Tôi càng trở nên tự tin hơn để bảo vệ nàng để giúp nàng ấm hơn. Bác Thịnh bực dọc hỏi tôi:

- Cháu bơi qua đây làm gì?

Hằng vội can thiệp:

- Ảnh bơi đến để giúp con mà bố.

Ông ấy tỏ vẻ không hài lòng:

- Cháu biết cái Hằng bơi được, đúng không nào?

Tôi cố trấn tỉnh trình bày một cách văn vẻ:

- Vâng! cháu nhìn thấy vầng trăng bên sông đẹp quá. Khi vừa định bơi qua đây, vừa chợt thấy Hằng nên cháu muốn qua thăm và cùng với Hằng…

Một ông khách nào đó đỡ lời:

- …ướt như hai con chuột lột.

Cả nhà phá ra cười. Mấy người đàn bà kéo ra sau nhà. Hằng theo mẹ vào phòng để thay đồ. Tôi được các bác thưởng cho môt chai nước ngọt và trái cây. Bác Thịnh đưa cho tôi cái áo thun rộng thùng thình của Bác ấy. Ông ta kéo tôi ra phía cầu tàu và gọi qua bên nhà tôi thật to:

- Anh chị yên tâm nhé. Cháu ở đây chơi với chúng tôi một tí nhé.

Bố mẹ tôi bên kia nói nhỏ điều gì đó rồi vẫy tay rồi vào trong nhà. Tôi vui như thắng một trận lớn. Tôi không hề nghĩ đến 20 roi bị phạt. Có lẻ bố tôi lần này phá lệ hoặc Hằng sẽ tình nguyện nằm cạnh tôi để chia hai hình phạt.

Chúng tôi xa nhau không bao lâu thì Bác Thịnh làm lành với bố tôi. Sau này, khi về hưu, bác Thịnh dọn về nhà cũ. Sau khi học xong đại học, chúng tôi thành hôn và hiện có hai con với nhau. Mỗi lần đến ngày rằm, nhà tôi thường nhắc đến “Vầng trăng bên kia sông” còn tôi thì thỉnh thoảng rủ nhà tôi bơi qua sông để ngắm trăng cho rỏ hơn, thế thôi.

Rạch Giá Feb 24, 1999

Lương Ngọc Thành

Monday, March 28, 2011

VẦNG TRĂNG BÊN KIA SÔNG

Hằng và tôi học chung với nhau từ thuở nhỏ. Có nhiều lần mẹ tôi chở hai đứa đến trường. Cũng có nhiều bận cha Hằng rước chúng tôi về. Có rất nhiều người ngở rằng chúng tôi là anh em họ. Hai gia đình chúng tôi cũng thân thiết nhau vì hai ông bố đã cùng dạy một trường, chia nhau một giường thời họ còn độc thân và cùng nhau về vùng này cất nhà ở sau khi lập gia đình. Hai bà mẹ chia nhau các món ăn. Họ chia xẻ kinh nghiệm dạy con cái. Hai đứa tôi chia nhau đọc một quyển sách. Hai đứa tôi cùng chia nhau quà sinh nhật và hai đứa tôi đã cùng nhau tập bơi lội tại con rạch này. Rồi bỗng dưng một ngày kia, con rạch này trở thành cái rào cản, thành cái ranh giới ngăn cách chúng tôi và cả hai gia đình.


Vốn là con của một cụ nho và là một nhà giáo, cha tôi rất nghiêm khắc trong việc dạy dỗ tôi. Ông lập ra một bản nội quy. Ông tự tay viết ra rất đẹp, những điều cấm đoán hoặc những điều được thưởng. Điều một- tôi nhớ rất rõ- là

“Không nói dối- bị phạt 5 roi”.

Điều hai- tôi chưa bao giờ vi phạm- là

“Không thuộc bài- bị phạt 5 roi”. Vậy còn điều cuối cùng? Tôi cũng nhớ rõ lắm vì tôi có khi bị phạt mà. Điều mười:” Để áo quần dơ bẩn khi đi học về- bị phạt 2 roi”

Tôi không hề phản đối nội quy của cha tôi. Hằng nhiều lần cho rằng cha nàng cũng nên lập một nội quy tương tự. Nàng có lần nói đùa với tôi rằng:

- Hai đứa mình đổi nhau đi. Tớ sang ở bên nhà cậu và cậu qua sống như con trai bên nhà tớ nhé.

Tôi chẳng chịu thua tí nào:

- Thôi được. Nhưng thế này có phải hay hơn không nào. Tuần này hai đứa ở bên nhà này. Tuần tới ta qua sống bên nhà bên kia. Có vui hơn không nào?

Chúng tôi đều là con một. Không có đứa nào vui khi cứ suốt ngày trong nhà chỉ có ba ngừơi. Hằng lại không thích chơi với búp bê. Hàng ngày nàng chỉ có tôi để trò chuyện, tâm tình. Tôi dạy cho nàng cách bắn giàn ná. Và tôi bỏ cả ngày để làm cho nàng một cái ná thật đẹp và nắn những viên bi đất sét tròn xoe. Một lon đầy các viên bi đất sét ấy với cây giàn ná mà tôi tặng đối với nàng trị giá như 2 con búp bê cở bự nhất. Hằng hóm hỉnh chọc tôi:

- Nếu có đứa nào bén mảng đến nhà cậu. Hỏi ngay nó rằng :“muốn ăn đạn bi đất sét không?” Tay này bách phát bách trúng đấy nhé. Từ bên nhà tớ, vút một cái, ngay vào mông chạy không kịp đâu đó nhé.

Tôi phì cười, trả đủa:

- Còn con mèo mù nào thơ thẩn trước nhà Hằng hả? Tớ tặng ngay một bi vào giửa trán. Hôm nào ta thi bắn nhé! Hay là ta bắn tin cho nhau đi.

Hằng chu mỏ,

- Bắn tin gì?

Tôi ra vẻ sành sỏi giải thích.

- Này nhé, giờ mà cứ gọi nhau ơi ới từ bên nhà cậu qua sông bên nhà tôi thì thật là lạc hậu. Viết ra cậu cần gì, hỏi gì trên mẫu giấy nhỏ. Cuộn nó quanh viên bi. Rồi bắn qua ngang sông cho tớ.

Hằng reo lên như vừa được thêm một điểm mười vậy,

- Cậu đúng là một thiên tài. Thế nhỡ tớ bắn lạc vào tấm kính tủ áo nhà cậu thì sao nào?

Tôi đáp ngay không một chút suy nghĩ.

- Tớ phải chịu một trận đòn một trăm roi chứ sao nửa.

Hằng cũng nhanh không kém.

- Tớ sẽ chịu thay cho cậu năm chục nhé.

- Nhưng bố tớ không nở nào đánh đòn cậu đâu.

- Tớ cứ nằm ngay sát bên cậu đấy thôi. Cả hai cùng chịu 100 hèo vậy.

Hằng bật cười khanh khách thật hồn nhiên.

Tôi lay tay nàng và hỏi ngay.

- Thế hèo là gì vậy mà cậu cười vui thế hả.

Hằng tru tréo,

- Ông tướng ơi. Thế cậu chưa đọc truyện kiếm hiệp bao giờ à?

- Ôi, bố tôi đánh nát đít cho đấy. Cái thứ ấy mà còn phải nói!

- Này nhé, hèo là cái cây dài dài to to như các ông đo đất cày ruộng đấy.

- Thế hở? Một hèo thôi là cậu phải bỏ chạy rồi. Làm sao đến 50 hèo?

Hằng quay ngoắc lại, lắc lư cái mông hai tay chống lên hai đầu gối, thách đố tôi.

- Này cậu thử xem. Tay này con cháu của Bà Trưng Bà Triệu đấy nhé.

- Tớ xin. Cho tớ xin. Thôi biết rồi, khổ lắm nói mãi.

Hằng cũng đòi tôi dạy nàng đá bóng. Tôi đập con heo đất ra, gởi người quen ra phố mua một quả bóng. Sáng chủ nhật sau đó là hôm tôi huấn luyện cho nàng. Tôi dạy nàng cách lấy đà, đặt chân trụ. Tôi chỉ cho nàng cách giử quả bóng khi tôi chuyền tới và hai đứa tôi tập cho đến khi mệt nhoài. Trưa hôm ấy, chúng tôi ngũ vùi sau khi ăn trưa xong. Không đứa nào nhớ buổi học nhóm lúc 2 giờ.

Khoảng 3 tháng sau, một hôm tụi con trai của lớp Hằng thách đá bóng với lớp chúng tôi.

Cả lớp tôi nhao nhao lên. Tụi nó chỉ biết trông cậy vào tôi, tay săn bàn nhất trường mà.

- Thành ơi! Biết trả lời sao?

Tôi ung dung.

- Cứ thư thả nào. Đứa nào đi hỏi xem đá với nhau thế nào? Một chầu chè đậu xanh nhé, mỗi cầu thủ được tọng bao nhiêu tùy thích nhé. Nếu chúng nó chịu, thì… sáng chủ nhật này ta cho chúng nó biết tay ta. Thành Xì này mà máu me lên, thì bảo bọn nó cố tìm cái thúng to mà đựng nhé.

Tôi có duyên săn bàn và là linh hồn của đội bóng lớp tôi- 7.B. Còn lớp của Hằng từ xưa giờ có tay nào đá ra hồn gì đâu. Thật bẽ mặt nếu chúng tôi đá thua. Không hiểu sao tôi muốn hằng đi xem trận đá này. Tôi chắc sẽ phải mời mấy tay trên Huyện nữa chứ. Đội bóng Huyện mãi chờ tôi lên cấp ba để họ tuyển tôi vào đội thanh thiếu niên.

Gặp Hằng sau khi tan học tôi hỏi ngay.

- Này cậu! thằng chết tiệt nào bên lớp của cậu dám rủ rê đá với tụi này vậy?

Hằng thản nhiên và có vẻ như chẳng màng đến cái tin nóng hổi đấy.

- Ai đâu mà biết.

- Thế cậu đi xem ủng hộ nhé? Cậu thích đá bóng mà. Bọn con gái lớp tớ kéo nhau đi hết cả đấy.

- Cái bọn công chúa đó mà biết gì về bóng đá? Cứ hò la như bọn trẻ con ấy.

- Thôi mà. Hứa với tớ nhé. Cậu sẽ được mời 2 chén chè nhé. Sướng nhé!

Hằng liếc nhìn tôi và mỉm cười thật đẹp. Thế nào nhỉ?! Như tiên nga vậy. Mà tôi có nhìn thấy tiên nga bao giờ đâu cơ chứ. Tôi tự nhủ: Ta phải chơi một trận ra hồn mới được.

Buổi sáng đáng nhớ ấy rồi cũng đã đến. Trời nắng đẹp. Tôi thấy lòng ấm áp như cái nắng ấm hôm đó vậy.. Chân tay cứ ngứa ngáy chư có hàng ngàn cây kim nhỏ châm chích tôi vậy. Lòng tôi thấy rạo rực như thể tôi sắp đá biểu diển cho ông bầu của đội tỉnh để chính thức làm một cầu thủ chuyên nghiệp vậy.

Lương Ngọc Thành

(còn tiếp)

Saturday, March 26, 2011

I THINK WE HAVE

Friday, March 25, 2011

Wednesday, March 23, 2011

Tuesday, March 22, 2011

Wednesday, March 2, 2011