Tuesday, May 31, 2011

CÁI BƯỚU CỔ CỦA MẸ TÔI

Tôi không biết mẹ tôi có cái mụt bướu đó từ khi nào, nhưng tôi biết rất rỏ vì sao và lúc nào nó đã biến mất.


Gia đình chúng tôi dời về Cần Thơ vào năm 1964. Tôi vào họp lớp 4 trường Tham Tướng và ba tôi thuê được một căn nhà lá, trong hẻm- kế cận một người đồng nghiệp. Cách đầu hẻm khoảng năm căn nhà, từ hẻm đến nhà thờ Tham Tướng khoảng 50 mét, nhà tôi thật dể tìm. Ba tôi là con trai cả, con một, nên được Ông nội tôi thương lo nhiều hơn hết. Vì ngày mồng 8 tháng 6 âm lịch là ngày giỗ của bà Cố, vì đi xuống Cần Thơ không quá khó, địa chỉ dể tìm, vào ngày 6 tháng 6 âm lịch, ông nội tôi đã một mình xuống thăm gia đình tôi và đưa ba tôi về Sài Gòn dự đám giỗ. Tìm đến nhà lúc 4 giờ chiều, ông tôi mới hay là mẹ tôi sửa soạn đi nhập viện để ngày mai mổ một cục bướu to bên phải sau khi đã uống thuốc, khám nghiệm và được chuẩn y rồi. Ông tôi ngăn cản ngay vì cho rằng hai anh em tôi còn nhỏ quá. Theo cách nói có vần có điệu, ông tôi giải thích với mẹ tôi rằng,

“Tụi nó còn con nít con nôi. Có bề gì, tội nghiệp hai đứa phải mồ côi mồ cút?”

Quý chuyến thăm bất ngờ nhiều ý nghĩa đó của ông tôi, mẹ tôi đi cất ngay cái giỏ đồ. Tôi đến giờ còn có thể vẽ ra cái giỏ đựng đồ dùng cá nhân của mẹ tôi, màu đỏ, chứa bình thuỷ, khăn mền, hai hộp sữa và một cái ca nhựa. Tôi vui mừng có ông nội thăm. Tôi vui mừng vì mẹ tôi không phải đi mổ. Tôi còn nhớ cái giấy cam kết ba tôi đã ký đồng ý, cái con dấu đỏ, chữ ký tên của bác sĩ Trần Ngọc Châu. Vì gần sau này mẹ tôi không thể nhai được nên bà nấu nuôi cho cả nhà ăn. Tôi còn hình dung ra cái tô nui mẹ tôi làm cho 2 anh em tôi- thơm ngon và quả là mẹ như một thợ nấu trong nhà hàng. Có thể tôi đã nghe đâu mẹ tôi đã phải mang mụt bướu ấy hàng 7- 8 năm gì rồi. Vì còn nhỏ, tôi đã không hiểu mức nguy hiểm, phản ứng phụ hay di chứng gì của ca mổ cả nhưng tôi hiểu ra một điều là bác sĩ Châu - Đại uý quân y, có tiếng ở Cần Thơ. Tôi chỉ mong sao sau ca mổ mẹ tôi không còn phải ăn cháo, ăn nuôi, không còn nghiên đầu qua bên phải, không còn phải thường đưa tay lên vuốt vuốt, không còn phải mở một nút áo sát trên cổ. Tôi mong sao mẹ tôi sẽ vẩn còn là mẹ tôi.

Sáng sớm hôm sau, theo một thói quen cố hữu, đi bộ ra chợ Tham Tướng để uống cà phê. Về nhà lúc trời vừa có nắng nhẹ, ông tôi kêu lên là hơi mệt và hơi khó chịu. Y tá gần đó đến ngay để đo huyết áp, chích cho ông vitamin hay thứ gì đó giúp ông mau khoẻ. Trưa ấy bên nhà kế bên của chú Nhuệ có tiệc nhỏ. Ông tôi được mời qua dự. Cả bàn tiệc chào mừng ông, chúc ông mau khoẻ. Họ khuyên ba tôi nên ra xe về Sài Gòn trước. Vốn ít nói và chẳng muốn để ba tôi về làm đám một mình đâu, ông tôi không có ý kiến gì khác. Sau giờ cơm trưa hôm đó, hai anh em tôi đi tắm mương nhỏ ở trong khoảng nửa hẻm. Cùng lúc ấy, ba và ông tôi vừa xong bửa tiệc. Ba tôi lên đường đi Sài Gòn ngay. Vừa bước về, vừa nghe hai đứa cháu nội đang tắm lúc nắng trưa như vậy, ông bảo mẹ tôi:

“Xấp nhỏ đâu có biết bơi, biết bung gì đâu. Con nít con nôi đi tắm ao tắm hồ phải có người lớn coi chừng chớ. Kêu hai đứa nhỏ về đi con!”

Mẹ tôi vâng lời ông và chúng tôi vâng lời mẹ. Tôi vào nhà khi ông tôi đang nằm nghỉ trên giường. Khi tôi đang thay đồ ngay bên cái tủ áo thấp nhỏ ngay cạnh giường, tôi thấy rất rỏ ông tôi tựa một cùi chỏ lên cái gối ôm to, vấn một điếu thuốc. Vừa mặc xong cái quần đùi, tôi cũng vừa thấy ông tôi đặt cái điếu thuốc chưa kịp mồi, lên trên mép giường. Ông kéo cái gối ôm để tựa đấu lên và ngay sau đó ông co hai tay lên, hít thở sâu vào và co giật mấy lần. Nhận ra chuyện bất thường, tôi chạy vội ra phía trước nhà để báo cho chị tôi. Khi hai chị em cùng bước vào, mẹ tôi cũng từ phía sau nhà bước lên và chính mắt mẹ tôi mục kích cái giây phút ông tôi ra đi.

Là người đàn bà đang bệnh, ba đứa con nhỏ, chồng vừa đi vắng , mới về một xóm lạ, mẹ tôi kêu rên đau đớn khôn cùng. Nghe theo lời bàn bạc của ai đó, mẹ tôi bảo chị tôi lập tức ra bến phà Cần Thơ để kịp ngăn ba tôi lại. Không gặp ba tôi, chị tôi, 14 tuổi, một mình đi ngay lên Sài Gòn để báo hung tin. Thật may cho ba mẹ con tôi khi mà rất đông người hàng xóm trong cái hẻm đó tự nguyện đến phụ giúp. Vài người mang cả máy may để lo giúp những bộ đồ tang. Có người cho mẹ tôi vay tiền. Có nhiều thanh niên dựng lên tấm bạc che. Hai anh em chẳng biết phải làm gì nữa. Trong đêm tang tóc đầu tiên đó, mẹ tôi không ăn uống được gì. Mụt bướu vẩn còn gây đau vướng víu, sưng đỏ. Nhiều người đàn bà ái ngại cho mẹ tôi. Nhiều người khuyên mẹ tôi đi mổ sau khi an táng ông tôi xong.

Chiều hôm sau đó, một đoàn người bà con của tôi từ Sài Gòn xuống. Ông Chín, em chú bác với ông tôi, đại diện, tổ chức và tẩn liệm cho ông tôi. Theo tục truyền: “Người mất đi có thể giúp mang theo xuống thuyền đài cái bệnh nan y, thương tích cho người họ yêu thương, quan tâm nhất.”

Ai cũng đồng ý rằng ông tôi chủ ý xuống thăm chúng tôi. Ông tôi cố gắng ngăn mẹ tôi đi mổ. Ông tôi dường như cố ý để mẹ tôi nhìn mặt lần cuối. Ông tôi có thể giúp mang đi cái mục bướu đó. Kêu mẹ tôi đến bên giường, Ông Chín tôi nắm tay của ông tôi đặt lên cái khối u sắp được giải phẩu ấy của mẹ tôi, rồi vừa vuốt vừa nói khá to trước khi lịm:

“Anh Tư ơi! Anh thương dâu thương cháu anh mới về đây thăm rồi ra đi ở đây. Con dâu anh có tật nguyền, có u có bệnh, anh giúp đem bỏ nó đi nghe anh?”

Khi cả đoàn người và gia đình chúng tôi đưa hòm của ông tôi về Sài Gòn, cả xóm ra tiển đưa. Ai nấy đều tội nghiệp cho mẹ tôi. Ai nấy đều mong ngày chúng tôi trở về. Ai nấy đều muốn biết cái gì sẽ ảnh hưởng đến cái mụt bứu của mẹ tôi.

Bên nội tôi có khá nhiều bà con. Trên làng An Hội, xã Thông Tây Hội- Gò Vấp đó, nhiếu người biết gia đình ông nội tôi nên đám ma khá lớn. Trong bốn ngày hoàn lại đó, mẹ tôi quên bẳng đi cái chướng ngại vật ngay trên cổ. Mọi người bên họ nội của tôi chẳng ai màng đến cái gì về mẹ tôi cả. Cô Bảy của tôi, người khá giả nhất, lanh lợi nhất, và dĩ nhiên có thế lực trong gia đình nhất, đã trách móc mẹ tôi đủ điều.

Thế rồi ngày chôn và ba ngày sau là ngày mở cửa mã cho ông nội tôi cũng đã đến.

Mọi chuyện tạm ổn và mọi người tạm yên lặng nghỉ ngơi. Mẹ tôi và hai anh em tôi đang nằm trên bộ đi văng khi mẹ tôi lêu lên:

“Ôi trời ơi, Nó lặn rồi nè!”

Bà bật dậy tuột xuống và đến ngay trước tấm kiếng lớn. Cái mụt bứu bây giờ chỉ còn phân nửa, không còn đỏ hồng như trước. Mẹ tôi không còn thấy vướng víu khi nuốt và bà không còn phải nghiên cổ về một phía. Mẹ tôi ăn uống như bình thường và quan trọng nhất là mẹ tôi không phải đi mổ, không còn làm chúng tôi lo sợ phải bị mồ côi sớm.

Khoảng 8 ngày tính từ khi chúng tôi rời Cần Thơ đến lúc mẹ con chúng tôi trở về nhà. Cả xóm đến mừng, hỏi thăm, rờ mó cái mục bướu- nay không còn nữa. Biết bao nhiêu lời trầm trồ, bao nhiêu tiếng xuýt xoa, bao nhiêu câu nhắc nhở ông nội tôi và biết bao nhiêu niềm vui, kinh ngạc thậm chí là ganh tị vì mẹ tôi được một phép mầu- cái bướu cổđã biến mất.

Monday, May 30, 2011

BELLY DANCING- 3

BELLY DANCING- 2

Monday, May 23, 2011

LEARN WITH 2 WORDs - What- Happen

LEARN WITH 2 WORDS- “What- Happen”


1. What will happen?

2. What will be happening?

3. What will have happened?

4. What will have been happening?

5. What has been happening?

6. What had been happening?

7. What has happened?

8. What had happened?

9. What is happening?

10. What was happening?

11. What happened?

12. What happens?

Monday, May 16, 2011

My first birthday party

SINH NHẬT LẦN ĐẦU TIÊN


My first birthday party

Cho cô con gái thứ 10- Như Ngọc- lên trường gọi tôi về gấp vào chiều ngày 19-8-1975, bà mẹ nuôi đã khiến tôi bật khóc vì đây là lần đầu tiên trong đời tôi có tiệc sinh nhật được tổ chức chỉ với 2 người khách và 1 ổ bánh do chính tay bà đã trước đó lén lút làm để tránh né của 10 đứa con ruột ganh tị.

Having her 10th daughter go to my school to ask me to go home urgently in late afternoon on Aug19,1975, my God mother made me cry because this was the first time in my life I had a birthday party held with only 2 guests, a birthday cake which she had secretly baked by herself to avoid her 10 blood envious chidren
Bảo Như Ngọc lấy ra một cây nến tượng trưng, bảo tôi thắp lên xong, bà tự tay tắt đèn của phòng khách.

Telling Nhu Ngoc to get out a candle as a symbol, telling me to lit it up, she herself turned off the lights in the living room.

Trong ánh sáng bập bùng của ngọn đèn cầy, bà nhắc tôi đọc ra một điều ước và tôi nghẹn ngào ấp úng,

“Ước chi tôi luôn có một gia đình hạnh ph
In the flickering candle light, she reminded me of making a wish and I nearly cried embarrassingly,
“I wish I would alays have a happy family.”


Vì hôm đó là thứ năm, tôi phải trở lên trường sáng hôm sau. Bà tinh tế bảo tôi mang phần bánh còn lại để chia cho những người trong phòng tôi
Just only Thursday, I would have to go back to my school the following morning. She delicately told me tbring the remaining cake to share with my roommates.

Nhìn lại chính mình, nghĩ về mẹ tôi, tôi nắm thật chặt hai bàn tay tự nhủ,

“Chỉ còn có việc học mới có thể tạo ra một khác biệt trong đời ta thôi. Ta vừa có một nguồn động viên rồi và ta chỉ cần có nhiều nổ lực hơn nữa.
Looking back to myself, thinking of my Mom, I grasped my fingers firmly telling myself,

“Only education would help me make a difference in my life. I have just got an encouragement and I just need more efforts.”

Từ nảy đến giờ ngồi yên, Như Ngọc cảm thấy xa lạ với chính bản thân nàng, người có thừa mứa sự chăm lo thương yêu của bố lẩn mẹ nhưng không luôn làm cho họ hài lòng
Having sit still, Nhu Ngoc felt strange to herself who had had surfeit of both care and love from both parenbut not always made them pleased.


Ai nấy lúc nào cũng cần có mẹ cha như họ lúc nào cũng cần có nước. Chỉ có kẻ mồ côi hoặc người sắp chết khát mới hiểu hơn ai hết cái giá trị của hai thứ bình thường
Anyone needs parents as they always needs water. Only those whose parents passed away and who nearly die of water understand more the value of those two common stuffs.


Khi gần nửa đêm, mẹ nuôi tôi bảo tôi đi ngũ để mai còn đi học. Bà lại làm tôi xúc động vì tôi chưa hề được mẹ ruột của tôi động viên nhắc nhở tôi điều gì cả. Quá nhiều người con được quá nhiều tiệc sinh nhật, quá nhiều lời khuyên của bố mẹ họ. Họ thường dửng dưng còn tôi thì không.


At about midnight, my God mother asked me to go to bed for my going to school tomorrow. She made me moved once more because my blood mother had never encouraged me or reminded me of anything. There are too many students having too many birthday parties, many pieces of their parents’ advice. They often ignore them but I don’t.
                                                                Dedicate to my God mother who's always been in my heart

Saturday, May 14, 2011

NHỚ ĐẾN MẸ

NHỚ ĐẾN MẸ- Đĩa nhạc của Ng lễ




Ít có ai được nhận một đĩa nhạc vừa được thu thanh của một nhạc sĩ và cũng ít có nhạc sĩ nào mail cho tôi nhiều như Ngọc Lễ.

Ngọc Lễ còn mẹ nhưng tôi đã mất mẹ vào sáng sớm ngày 21 tháng 6 năm 2001 tại Rạch Giá. Sau một tuần làm tang lể tại nhà ngoại tôi, phường 12 Gò Vấp Sài Gòn, sau khi an táng bà, tôi mang hình và lư hương của bà trở về Rạch Giá. Ngày đầu tiên, tại nơi mẹ tôi từng sống với chúng tôi hằng 16 năm hạnh phúc, đã thật dài, thật kỳ lạ, thật trống vắng.

Thức dậy thật sớm và sau một lúc lâu thẩn thờ bất động, thật tự nhiên, tôi đã mail cho Ngọc Lễ, người trở nên thân thiết với tôi sau bài dịch “Xe đạp ơi.” tôi ‎đã gửi tặng.

“Ngọc lễ thân !

Trên thế gian này không ai có thể thay thế mẹ ta được. Buồn thay mẹ tôi vừa vĩnh viển ra đi.

Chúng ta cùng hiểu rằng không có điều gì mà ta không thể không làm được để mẹ ta hạnh phúc.

Tôi nhớ mẹ tôi đến vô cùng.”

Chiều hôm đó tôi nhận được mail của người tôi đang mong đợi chia xẻ nỗi buồn mất mẹ với tôi.

Trong bức mail ngắn gọn đó, Ngọc Lễ đã viết bằng tiếng Anh,

Anh Thành thân!

Chúng ta đều yêu thương mẹ người đáng để ta viết ra những lời ca ngợi.

Chúng tôi vừa thu thanh xong bài “Nhớ đến mẹ”.

Tặng anh như là một món quà mọn. Mong ca khúc này giúp được anh vơi đi nỗi buồn.

Phương Thảo- Ngọc Lễ

Tôi đã nóng lòng chờ đợi và hồi hộp khi nhận cái phong bì một tuần sau đó và 2 giọt nước mắt của tôi đã chảy xuống thành hàng đến xuống cằm khi tôi nhìn thấy cái CD với những chữ Ngọc Lễ đã viết trên đó,

“Nhớ đến mẹ” mến tặng anh Thành.”

Như họ đoán, tôi đã khóc rất nhiều khi nghe đĩa nhạc đó. Làm sao tôi không nhớ đến mẹ, người đã cưu mang tôi 9 tháng trong bụng và đã quyết định để tôi sống khi bà muốn cùng tôi tự vẫn lúc tôi chưa tròn một tuổi. Làm sao tôi không nhớ đến mẹ người đã bỏ hằng bao nhiêu ngày đêm mong tôi thành đạt, mong có cháu ẳm bồng, mong tôi ngày một khấm khá. Thật tiếc thay tôi không thể tự tay chăm sóc cho người nhiều hơn vì bà chỉ nằm trên giường bệnh đúng 2 ngày. Thật giá trị thay 48 giờ với tôi được ngồi bên giường bệnh của người trong phòng cấp cứu, yên lặng, ngoan ngoãn. Thật xứng đáng với tôi vì tôi đã tự nhận ở lại VN 19 năm trước và trong lúc lâm chung chỉ có tôi ngồi kế bên kêu gào tiếc nuối,

“Mẹ ơi! mẹ không chờ để nhìn thấy mặt em và chị con sao mẹ ơi?”

Làm sao tôi có thể nguôi được những mất mát mà không có thứ gì điều gì có thể khỏa lấp được. Lúc một giờ sáng tôi đi đi lại lại trong phòng khách, nhìn dư ảnh lần này và lần khác. Không có một phép mầu nào, lời kinh nào, không có một thứ hương khói nào, một lời phán truyền của bất cứ ai có thể giúp mẹ tôi nguôi nỗi thương nhớ chúng tôi. Không có một đấng nào có thể giúp mẹ tôi quay về. Tôi thẩn thờ, chậm rải đốt thêm một nén nhang cho mẹ tôi rồi khóc vì tôi “nhớ đến mẹ”.

Những gì Ngọc Lễ đã viết ra, hai vợ chồng đã hát ra khiến tôi khóc nhiều hơn,

“Từ ngày lớn lên con rời xa mái nhà, để mẹ chốn nao buồn vui một mình.

Một đời chắt chiu đàn con thơ dại.

Người mẹ sớm hôm ngồi nhớ thương từng đứa…. từng đứa con….

Ha.. ha…con nhớ đến mẹ, đến mẹ.”

Tôi và nhóm bạn đã bỏ nhà lên trường Nông Lâm Súc Cần Thơ ngũ trong lớp trong ánh đèn lầu lù mù những lúc làm ruộng hay chăm sóc vụ mùa gần thu hoạch. Tôi đã chuyển lên Bảo Lộc học Thủy Lâm 3 năm về nhà đúng 6 lần. Tôi đã lại bỏ nhà lên Bảo Lộc 2 tuần sau ngày giải phóng. Tôi lại rời mẹ tôi để nhập học từ tháng 9 năm 1975 cho đến khi tôi lặn lội đến kinh Quản Thống Sóc Xoài, tại cái chòi lá trong một đêm mưa tháng 7 năm 1979. Nhưng đến năm sau đó tôi- bỏ vị trí một cán bộ thể thao của trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật, bỏ một cái thế sắp làm con rể của người mẹ nuôi tại 20 Vỏ Thị Sáu, Q: 1 Tp. Hồ Chí Minh- để thật sự về Rạch Giá và đến tháng 6 năm 1985, tôi mới đưa mẹ về chung sống trong một căn nhà lá tồi tàn mà tôi đã xin ở đậu. Chị và em tôi đã ra đi 1982, để lại tôi một vết đen mới trong hồ sơ cá nhân của tôi nhưng họ cho tôi một cơ hội, họ vô tình giao cho tôi trách nhiệm “được chăm sóc mẹ”. Tôi đã làm mọi thứ, giúp những người hàng xóm hết lòng, tự tập tành hết cách, tránh hết những nhiều tai tiếng để đem về cho mẹ tôi niềm vui, niềm tự hào, tiếng khen tặng, sự kính nễ và hơn hết là hạnh phúc cái mà bà lâu nay đã không có.

Tôi nhớ đến mẹ. Tôi nhớ đến những gì tôi đã làm được những gì chưa. Tôi hồi tưởng biết bao nhiêu buổi sáng sớm đã mài dũa đèn sách bút nghiên trên Bảo Lộc để có ngày mà tôi làm tròn được chữ hiếu. Tôi tưởng tượng được những buổi sáng cùng lúc đó mẹ tôi ở Cần Thơ đun nước pha cho các vị khách ghiền cái ly cà phê đen nóng hoặc những buổi như vậy, ở Rạch Giá, mẹ tôi phải chèo xuồng vào kinh đi thăm đồng. Tôi nhớ lâu trước đó những ngày tháng mẹ tôi vác một bao quần áo to về nhà để giặt ủi. Tôi nhớ đã lâu hơn thế là những lúc mẹ tôi theo ba tôi thuyên chuyển đi nhiều nơi trong thiếu thốn vất vả trong sự chịu đựng ông chồng nhiều bê tha, ít trách nhiệm. Tôi nhớ cái bướu cổ mà mẹ tôi mang nặng nhiều năm cho đến ngày nó biến mất sau đám ma ông nội tôi. Tôi nhớ những buổi cơm do mẹ tôi nấu những con cá chiên thật giòn cho riêng tôi, những khứa cá lóc to thắm màu với những hạt tiêu đen bốc mùi thơm. Tôi có thể kể ra lần tôi đã khiến mẹ tôi trồ lên mừng rỡ ngạc nhiên, khi tôi cho bà xem bao nhiêu tiền tôi kiếm được sau khi tôi đi chụp hình 3 ngày, giao xong một cái bảng quảng cáo to tướng hay số tiền nhỏ tôi kiếm được sau khi bán được những bao giấy đựng đường đậu do chính tay tôi cắt dán từ những bao giấy đựng xi măng. Tôi nhớ rỏ mẹ tôi đã hảnh diện như thế nào lúc mà tôi trả xong số tiền trả góp để lấy chiếc xe Honda mới. Tôi nhớ những lần mẹ tôi cười vui khi có những bà bạn ra sau vườn xem 5 hàng xoài tôi đã trồng, chăm sóc như một nhà vườn thứ thiệt, những trái xoài cát Hòa Lộc thơm ngon bà đã cắt ra mời khách ăn ngay trong miếng vườn to rộng sạch đẹp.

Tôi nhớ ánh mắt, vẻ mặt hớn hở của mẹ tôi hai lần đón cháu nội chào đời. Tôi hình dung ra được cảnh mẹ tôi bồng cháu trên tay đi sang nhà cạnh bên hay dắt cháu đi lẩm đẩm bên cạnh bà. Tôi nhớ những lần hiếm hoi mẹ tôi giận hai vợ chồng tôi, nào là không chịu sanh con, nào là không chịu làm điều này, không mua sắm thứ bà đã chọn. Tôi nhớ những mẩu chuyện bà kể về thời kỳ theo ba tôi đi nhiều nơi. Tôi nhớ những kỷ niệm bà đã kể khi chúng tôi ở Pleiku, Quy Nhơn. Tôi nhớ những cái tên bà thường nhắc. Tôi thuộc lòng các câu mẹ tôi đã kể về ông nội hay bà ngoại. Tôi nhớ những gì mẹ kể về những lần chị hai tôi từ Sài Gòn xuống tận nơi mẹ tôi ở để làm tình làm tội và những lần bà muốn tự vẫn vì thằng em hút sách của tôi.

Tôi nhớ mẹ nhiều đến nỗi tôi bật khóc bất cứ lúc nào tôi kể về người. Ngọc Lễ có lẻ nên tìm hiểu điều đó và viết thêm một ca khúc mới, “Mẹ tôi”

Rạch Giá May 8, 2011

Lương Ngọc Thành