Monday, July 25, 2011

One of the greatest guitarists

If I had a million dollars, I'd

Saturday, July 16, 2011

Miss Universe 1987- Puerto Rico- Do you want me to show you a little bit-

Miss Universe 1987- Ask her if- I understood that-

Monday, July 11, 2011

VẦNG TRĂNG NGÀY ẤY

Ánh Hồng và tôi học chung với nhau từ thuở nhỏ. Nhiều lần mẹ tôi chở hai đứa đến trường và nhiều lượt cha Hằng rước chúng tôi về nhà. Hai gia đình chúng tôi rất thân nhau vì hai ông bố đã cùng dạy một trường, chia nhau một giường, ăn chung một mâm thời họ còn độc thân và cùng nhau về vùng này cất nhà ở sau khi lập gia đình. Hai bà mẹ chia nhau các món ăn, kinh nghiệm dạy con cái. Hai đứa tôi chia nhau đọc một quyển sách, chia hai quà sinh nhật và hai đứa tôi đã cùng nhau tập bơi lội tại con sông này. Rồi bỗng dưng một ngày kia, con sông này trở thành cái rào cản, cái ranh giới ngăn cách chúng tôi và cả hai gia đình.


Vốn là con của một cụ nho và là một nhà giáo, cha tôi rất nghiêm khắc trong việc dạy dỗ tôi. Ông lập ra một bản nội quy, viết tay ra rất đẹp gồm những điều cấm đoán hoặc những điều được thưởng. Điều một- tôi nhớ rất rỏ- “Không nói dối- bị phạt 5 roi”. Điều hai- tôi chưa bao giờ vi phạm- là “Không thuộc bài- bị phạt 5 roi”.

Tôi ít khi vi phạm nội quy của cha tôi. Thích cách dạy của bố tôi, Hồng có lần nói đùa với tôi rằng:

- Hai đứa mình đổi nhau đi. Tớ sang ở bên nhà cậu và cậu qua sống như con trai bên nhà tớ nhé.

Tôi chẳng chịu thua tí nào:

- Thôi được. Nhưng thế này có phải hay hơn không nào. Tuần này hai đứa ở bên nhà này. Tuần tới ta qua sống bên nhà bên kia. Có vui hơn không nào?

Chúng tôi đều là con một. Không có đứa nào vui khi cứ suốt ngày trong nhà chỉ có ba ngừơi. Ánh Hồng không thích chơi với búp bê và các trò chơi của con gái. Hàng ngày nàng chỉ có tôi để trò chuyện, tâm tình. Tôi dạy cho nàng cách bắn giàn ná. Tôi bỏ cả ngày để làm cho nàng một cái ná thật đẹp và nắn những viên bi đất sét tròn xoe. Một lon đầy các viên bi đất sét ấy với cây giàn ná mà tôi tặng đối với nàng trị giá như một hộp đạn của người thợ săn. Hồng hóm hỉnh chọc tôi:

- Thấy đứa nào bén mảng đến nhà, cậu hỏi ngay nó xem “muốn ăn đạn bi đất sét không?” Tay này bách phát bách trúng đấy nhé. Từ bên nhà tớ, vút một phát, “đạn” ngay vào mông, chạy không kịp đâu đó nhé.

Tôi phì cười, trả đủa:

- Còn con mèo mù nào thơ thẩn trước nhà Hồng hả? Tớ tặng ngay một bi vào giửa trán. Hôm nào ta thi bắn nhé! Hay là ta bắn tin cho nhau đi!

Hồng chu mỏ,

- Bắn tin gì?

- Này nhé, giờ mà cứ gọi nhau ơi ới từ bên nhà cậu qua sông bên nhà tôi thì thật là trẻ con. Viết ra những gì cậu cần gì trên mẫu giấy nhỏ. Cuộn nó quanh viên bi rồi bắn qua cho tớ.

Hồng reo lên như vừa được thêm một điểm mười vậy,

- Đúng là một thiên tài. Nhỡ tớ bắn vỡ tấm kính tủ áo nhà cậu thì sao nào?

Tôi đáp ngay không một chút suy nghĩ.

- Tớ phải chịu một trận đòn một trăm roi chứ sao nữa.

Ánh Hồng cũng nhanh không kém.

- Tớ sẽ chịu thay cho cậu năm chục nhé.

- Nhưng bố tớ không nỡ nào đánh đòn cậu đâu.

- Tớ cứ nằm ngay sát bên cậu đấy thôi. Cả hai cùng chịu 100 hèo vậy.

Hồng bật cười khanh khách thật hồn nhiên.

Tôi lay tay nàng và hỏi ngay.

- Thế hèo là gì vậy mà cậu cười vui thế hả.

Hồng tru tréo,

- Ông tướng ơi. Hóa ra ông chưa đọc truyện kiếm hiệp bao giờ à?

- Ôi, bố tôi đánh nát đít ra đấy. Cái thứ ấy mà còn phải nói!

- Này nhé, hèo là cái cây dài dài, bác nông dân đo đất ruộng đấy mà.

- Thế hở? Một hèo thôi là cậu phải bỏ chạy rồi. Làm sao đến 50 hèo?

Hồng quay ngoắc lại, lắc lư cái mông, hai tay chống lên hông, thách đố tôi,

- Này cậu thử xem. Tay này con cháu của Bà Trưng Bà Triệu đấy nhé.

- Tớ xin. Cho tớ xin. Thôi biết rồi, khổ lắm nói mãi.

Hồng cũng đòi tôi dạy nàng đá bóng. Tôi đập con heo đất gom tiền đi mua một quả bóng. Sáng chủ nhật sau, tôi dạy nàng cách lấy đà, đặt chân trụ. Tôi chỉ cho nàng cách giử quả bóng khi tôi chuyền tới và hai đứa tôi tập cho đến khi tối mịt. Khoảng 3 tháng sau, một hôm tụi con trai của lớp Hồng thách đá bóng với lớp chúng tôi.

Cả lớp tôi nhao nhao lên. Tụi nó chỉ biết trông cậy vào tôi, tay săn bàn nhất trường: “Thành ơi! Biết trả lời sao?”

Tôi ung dung,

- Cứ thư thả nào. Đứa nào đi hỏi xem đá với nhau thế nào? Một chầu chè đậu xanh nhé, mỗi cầu thủ được tọng bao nhiêu tùy thích nhé. Nếu chúng nó chịu, thì… sáng chủ nhật này ta cho chúng nó biết tay ta. Thành này mà máu me lên, thì bảo bọn nó cố tìm cái thúng to mà đựng nhé.

Tôi có duyên săn bàn và là linh hồn của đội bóng lớp tôi- 7.B. Còn lớp của Hồng từ xưa giờ có tay nào đá ra hồn gì đâu. Thật bẽ mặt nếu chúng tôi đá thua. Không hiểu sao tôi muốn hằng đi xem trận đá này. Gặp Hồng sau khi tan học tôi hỏi ngay.

- Này cậu! thằng chết tiệt nào bên lớp của cậu dám rủ rê đá với tụi này vậy?

Hồng thản nhiên và có vẻ như chẳng màng đến cái tin nóng hổi đấy.

- Ai đâu mà biết!

- Thế cậu đi xem ủng hộ nhé? Bọn con gái lớp tớ kéo nhau đi hết cả đấy.

- Cái bọn “công chúa” đó biết gì về bóng đá? Cứ hò la như bọn trẻ con ấy.

- Thôi mà. Hứa với tớ nhé. Cậu sẽ được mời 2 chén chè nhé. Sướng nhé!

Hồng liếc nhìn tôi và mỉm cười thật đẹp, đẹp như tiên nga vậy. Mà tôi có nhìn thấy tiên nga bao giờ đâu cơ chứ. Tôi tự nhủ: Ta phải chơi một trận ra hồn mới được.

Buổi sáng đáng nhớ ấy rồi cũng đã đến. Trời nắng đẹp. Tôi thấy lòng ấm áp như cái nắng ấm hôm đó vậy. Chân tay cứ ngứa ngáy chư có hàng ngàn cây kim nhỏ châm chích tôi vậy. Lòng tôi thấy rạo rực như thể tôi sắp đá biểu diển để được tuyển làm một cầu thủ chuyên nghiệp vậy.

Bác Thịnh xuất hiện khi chúng tôi chuẩn bị vào trận. Bác quát mắng chúng tôi và chỉ tay về phía Ánh Hồng,

“Con gái mà chơi đá bóng à? Ai tổ chức? Dẹp cái trò này ngay.”

Bố tôi vội từ nhà chạy ra,

“Có chuyện gì thế hả bác?”

“Còn chuyện gì nữa à? Không thấy chúng nó- trai gái- đá bóng ngay cái sân chào cờ của trường à?”

Chiều hôm ấy trên bảng nội quy có thêm 2 câu bố tôi mới viết ra,

“Chơi bóng đá bị phạt 20 roi và bơi qua sông bị phạt 20 roi.”

Mẹ tôi can thiệp,

“Bác Thịnh chắc có chuyện gì không hài lòng nên mới trút cơn thịnh nộ lên mấy đứa trẻ đấy thôi. Thể nào bác cũng sẽ bình tâm và xin lỗi “bố nó” thôi.”

Bố tôi cố gắng lắm mới nói một cách từ tốn,

“Từ ngày chuyển lên làm việc trên huyện, ông ta ra vẻ là người quan trọng, muốn biến mọi chuyện thành quan trọng để được mọi người để tâm tới. Tôi không chịu loại người ấy, cái kiểu ấy.”

“Bố nó để tôi qua nhà Bác Thịnh để hỏi chuyện bác gái xem sao.”

Bố tôi gạt phăng ngay,

“Tôi không muốn thế. Tôi không muốn nghe nói đến cái ngữ ấy.”

Tôi cảm thấy đau như bị cắt một phần cơ thể, như đang bị phẩu thuật mà không được gây mê, như bị một cú đá thật mạnh một cách bất ngờ. Có ai chưa từng phạm lỗi đâu nhỉ? Tôi không tin rằng bố tôi và bác Thịnh cố tìm cách “đá nhau” như cách người ta đấu võ đài mà tôi mong rằng họ chỉ hiểu nhầm nhau hoặc bác ấy tìm chổ để trút cơn giận lên chúng tôi. Ánh Hồng nói ra điều mà rất ít con gái để tâm đến,

“Tớ có thể làm được những gì cậu làm đấy nhé. Đá bóng là một chuyện nhỏ. Tớ sẽ nói với bố rằng tớ có thể làm nhiều hơn thế chỉ trừ một điều: “chuyển được vầng trăng qua bên kia sông cho cậu” mà thôi. Tớ sẽ bơi qua sông thăm cậu khi tớ muốn. Tớ có thể nằm kế bên cậu để chia số roi cậu bị bố cậu phạt. Tớ có thể trở thành một tay săn bàn có tiếng như cậu. Còn cậu có thể chụp bóng như tớ không nào? Ai trong hai đứa ta trách nhiệm cho nhau được nào? Tớ có ngã, cậu nâng nhé.?”

Sau này tôi mới biết rằng Hằng đã tập nhảy dây, nhồi bóng bằng chân và tự chụp bóng, tự tập ngã trên bải cỏ để chụp bóng sệt như nàng đã xem các thủ môn trong đội huyện tập luyện vì nàng đã muốn chứng tỏ rằng nàng sẽ làm những gì nàng muốn. Khi tự so mình với các cô gái xinh đẹp thục nữ khác, Hồng muốn tạo ra một sự “khác biệt”. Hồng rất muốn làm tôi hài lòng vì tôi thường tỏ ra không bằng lòng điều này hoặc điều khác với nàng- người duy nhất tôi có thể tâm tình.. Hồng đâu có ngờ rằng bên kia sông tôi muốn giữ nguyên như vậy. Bên kia sông là nơi tôi muốn thấy Hồng thướt tha dịu dàng đúng kiểu con gái. Phía bên đây là tôi- đúng kiểu con trai, hào hùng tài ba và trách nhiệm. Hai phía sông bổ xung kết hợp lại thành một sự hoàn hảo, đẹp đẻ như hai phần của một bức tranh đẹp.

Vầng trăng bên kia sông sẽ không đẹp nữa nếu không có con sông. Nó sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu không có ai bên này sông ngắm nhìn nó. Vầng trăng bên kia sông sẽ không phải của riêng ai nhưng đó là một kho tàng của tôi, một món quà tạo hoá đã ban tặng riêng tôi. Nàng, bên phía kia sông, cũng cảm nhận như thế nhưng hai đứa tôi là hai cá thể khác biệt nhau. Chúng tôi cần có nhau để gắn kết để tạo ra một điểm chung, rất chung cho riêng hai đứa tôi mà thôi. Dòng sông là một sự chia cắt vật lý đơn giản nhưng cái khoảng cách tinh thần của bố nàng và bố tôi mới phức tạp làm sao. Chúng tôi có thể từ hai bờ cùng bơi đến giửa dòng để nắm tay nhau để trò chuyện một lúc rồi bơi về. Bác Thịnh và Bố tôi thì không thể nào từ hai điểm đơn giản cùng nhau thảo luận để đi tới một điểm chung. Vì sao thế? Sự đố kỵ, tính tự phụ hoặc tự ti mặc cảm nhất là cái “ tôi “ của cả hai quá lớn. Bố tôi không thể giải thích được vì sao tôi sẽ chịu phạt 20 roi nếu tôi bơi qua sông, hoặc 20 roi nếu tôi chơi bóng đá. Bác Thịnh thua vì không thể giải thích được tại vì sao ông lại muốn đem cái chuyện đá bóng của chúng tôi lên tới huyện để thưa gởi gì gì đó. Bác cũng không thể giải thích cho Hồng nghe tại sao nàng không được chơi bóng đá với các bạn học khác trong lớp.

Đời là một trường học thật lớn, một trận đá bóng thật lớn. Dòng sông là một ranh giới nhỏ có thể là một cản trở đối với người này nhưng có thể là một thuận lợi của kẻ khác. Vầng trăng bên kia sông của tôi có ý nghĩa rất lớn với tôi nhưng có thể nó chẳng là gì với Bác Thịnh cả. Sau vụ tranh cải đó, bố tôi và Bác Thịnh không bao giờ nhìn mặt nhau. Hai đước tôi vẫn đi học chung như lâu nay nhưng mẹ tôi hoặc mẹ nàng không bao giờ đưa chúng tôi về nhà. Chúng tôi không chơi bóng đá nữa và Hồng cũng không còn muốn làm một khác biệt nữa. Một hôm, trên đường từ trường về nhà, Hồng buồn bã cho tôi biết gia đình nàng sắp dời đi đến một huyện khác, Bác Thịnh chuyển công tác. Vào cuối tuần này, ngay hôm trăng rằm, bên nhà nàng sẽ có một tiệc chia tay hẳn hoi.

“Cậu phải hứa là không được chểnh mảng việc học, không bỏ bóng đá và nhất là không được quên tớ nhé.”

“Tớ luôn nhớ cậu và nhớ trận đá mà tớ chưa kịp ghi bàn thắng.”

“Chắc không ?”

“Tớ luôn nhớ những gì trải qua trong đời tớ.”

Tôi về nhà hôm đó với một tâm trạng nặng nề mệt mỏi. Tôi sẽ không còn có lý do để bơi qua sông và bố tôi sẽ xoá bỏ cái điều cấm đóan đó. Mẹ tôi lo lắng khi trông thấy tôi thẩn thờ như người mất hồn. Tôi buộc lòng phải nói dối mẹ tôi rằng vì tôi đang lo cho kỳ thi toán vào tuần sau, nên mới đờ đẩn như thế. Tôi đoán rằng bên nhà nàng, mẹ nàng cũng bị nàng nói dối như giống như vậy. Tôi trông chờ từng ngày qua đi như người ta mong đến ngày trọng đại trong đời của họ vậy.

Từ lúc mặt trời chưa xuống khuất rặng cây ngoài vườn, bên nhà nàng đã vang vang tiếng cười nói, tiếng vỗ tay, tiếng xe gắn máy chạy đến hoặc chạy đi. Bên này sông, trong nhà tôi, bố mẹ tôi đọc sách báo như mọi khi. Như mọi chủ nhật khác, tôi phải chuẩn bị cho bài vở của ngày thứ hai hoặc cho những ngày kế tiếp. Với tôi hôm ấy không phải là ngày dành cho bài vở mà là ngày dành cho việc chia tay người tôi yêu quý và thân thiết nhất.

Trăng hôm ấy thật tròn và sáng đẹp nhưng trong lòng tôi như có mây đen đầy trên bầu trời, tối xầm như đêm 30. Tôi đứng lặng nhìn qua sân sau bên nhà nàng. Bất chợt, Hồng xuất hiện một mình, sáng quắt như một thiên thần dưới vầng trăng sáng. Tôi bước vội ra phía bờ sông để nàng nhìn thấy tôi. Tôi ra hiệu chào nàng và nàng lập tức chào trả ngay. Thường tôi có thể nói to lên để nàng nghe tôi nhưng tối nay thì không được. Bên nhà nàng đang ồn ào. Bên phía bên này yên tỉnh hơn nhưng bố mẹ tôi đang đọc sách. Hai đứa tôi đứng yên một chốc. Không lâu sau đó bất chợt Hằng ra hiệu bảo tôi chờ nàng giây lác. Nàng bước vào trong nhà thật nhanh và trong một phút chốc nàng trở ra với cái giàn ná và vội đưa lên ngắm để bắn qua tôi. Tôi chưa kịp phản ứng gì thì vèo một cái hòn bi đất và miếng giấy bao quanh vừa rơi xuống sân nhà tôi. Tôi tìm hòn bi, mẫu giấy đó và đứng bên cửa sổ đón ánh sáng hắt ra để đọc cái bức thư đặc biệt đó.

“Cậu này, Tớ rất muốn chia tay với cậu. Mình có thể đi đâu hay ngồi trò chuyện lâu với nhau nhé. Thời giờ trôi qua nhanh quá. Sự vật đổi thay nhanh quá, phải không? Tớ muốn thấy cậu thay đổi nhưng để tiến bộ hơn, giỏi dang hơn nhé. Tớ hứa sẽ làm những gì cậu mong muốn.

Chúng ta mãi là bạn tốt của nhau nhé.

Trương Ánh Hồng.”

Tôi run lên vì những lời nàng viết. Tôi như muốn làm một điều gì cho nàng. Bỗng bên kia sông, Hồng nhẹ nhàng tuột xuống cái cầu tàu để bơi qua tôi. Tôi lập tức phóng xuống sông với tốc độ của những tay cứu hộ chuyên nghiệp. Tôi bơi thật nhanh để đón nàng. Nhận ra ngay tiếng tôi phóng xuống nước, bố mẹ đã vội vã rọi đèn xuống sông để quan sát Hồng vì họ biết rằng nàng chỉ vừa mới biết bơi đấy thôi. Phía nhà bên sông có ai đó đã tri hô lên. Một số đông khách đổ xô ra bờ bên kia để xem sự tình ra sao. Tôi càng bơi nhanh hơn để đón Hồng. Tôi nắm vai nàng hai đứa tôi cách bờ bên kia khoảng 8 mét. Tôi kéo tay nàng choàng qua người tôi và bơi tiếp vào bờ trong sự trông chờ của mọi người. Mẹ nàng chờ chúng tôi với một khăn lông thật to. Hằng đứng nép vào tôi như để tìm sự che chở. Em run nhẹ nhưng rất bình tỉnh. Tôi càng trở nên tự tin hơn để bảo vệ nàng để giúp nàng ấm hơn. Bác Thịnh bực dọc hỏi tôi,

“Cháu bơi qua đây để làm gì?”

Hồng vội can thiệp,

“Ảnh bơi đến để giúp con mà bố.”

Ông ấy tỏ vẻ không hài lòng:

“Cháu biết cái Hằng bơi được, đúng không nào?”

Tôi cố trấn tỉnh để trình bày một cách văn vẻ,

“Vâng! cháu nhìn thấy vầng trăng bên sông đẹp quá lại vừa chợt thấy Ánh Hồng nên cháu muốn bơi qua thăm và cùng với Hồng…

Một ông khách nào đó đỡ lời:

“…ướt như hai con chuột lột.”

Cả nhà phá ra cười. Mấy người đàn bà kéo ra sau nhà. Hồng theo mẹ vào phòng để thay đồ. Tôi được một ông khách thưởng cho môt chai nước ngọt và trái cây. Bác Thịnh đưa cho tôi cái áo thun rộng thùng thình của Bác ấy. Ông ta kéo tôi ra phía cầu tàu và gọi qua bên nhà tôi thật to:

“Hai bác yên tâm nhé! Cháu Thành ở đây chơi với chúng tôi một tí nhé.”

Bố mẹ tôi bên kia nói nhỏ điều gì đó rồi vẫy tay rồi vào trong nhà. Tôi vui như vừa ghi bàn thắng một trận đấu lớn. Tôi không hề nghĩ đến 20 roi bị phạt. Có lẻ bố tôi lần này phá lệ hoặc Hằng sẽ tình nguyện nằm cạnh tôi để chia hai số 20 “hèo” ấy.

Chúng tôi xa nhau không bao lâu thì Bác Thịnh làm lành với bố tôi. Sau này, khi về hưu, bác Thịnh dọn về nhà cũ. Sau khi học xong đại học, chúng tôi thành hôn và hiện có hai con với nhau. Mỗi lần đến ngày rằm, nhà tôi thường nhắc đến “Vầng trăng năm ấy” còn tôi thì thỉnh thoảng rủ nhà tôi bơi qua sông để ngắm trăng cho rỏ hơn, thế thôi!

Rạch Giá 9- 5- 2011

Saturday, July 9, 2011

NGƯỜI KHÁN GIẢ DUY NHẤT

NGƯỜI KHÁN GIẢ DUY NHẤT



Dậy học từ 1 giờ sáng, tôi đã cố ý đánh đàn lúc 3 giờ sáng như là cách để giải trí nhưng tôi vô tình đánh thức một thiếu nữ, người sau đó đã cố ý thức dậy để thưởng thức tiếng đàn của tôi.

Nơi tôi ở trọ là một phòng ngủ nhỏ được thông một ngõ nhỏ dọc theo hông dắt ra trước nhà. Năm học lớp 12 Lâm nghiệp trên Bảo Lộc, 1974, ngoài những bài học lý thuyết dài nhằng, hằng đêm tôi phải mài “bút nghiên”, tự rèn luyện toán lý hóa để hòng chen chân vào đại học. Đến 3 giờ, mang đàn ra, ngồi bệch ngay xuống cái hàng ba trước nhà, trùm mền phủ hết người vừa để giảm lạnh và vừa để giảm tiếng ồn, tôi đàn như điên dại những bài classic quen thuộc, Romance, La Cumpasita, Leyenda….

Sau 15 phút, vừa cảm thấy chút thoải mái, tôi dừng tay trở vào phòng để tiếp tục học cho đến tận sáng rối thay đồ đi đến trường. Bổng một hôm, ngay khi vừa đứng lên, chợt thấy có ánh đèn từ góc phải của căn nhà đối diện, tôi giật mình tự nhủ,

“Ta đã khiến cho ai đó thức giấc. Đêm mai mình phải trùm mền kín hơn.”

Hôm sau, tôi quên bẵng đi những gì tôi đã hứa. Nhưng khi đứng lên, tôi nhận ngay ra ánh đèn và một cánh cửa sổ hé mở. Tôi vội quên nó đi khi mà những bài tập ngổn ngang trong đầu kéo tôi ngay vào bàn học.

Trong cả cái ngõ này, căn nhà đối diện khá khác biệt, vách tường, nền xi măng rất cao, mái ngói, hoa hồng đầy trước thềm nhà. Tôi hỏi thằng “Thái Xúi”, lớp 10 Công Thôn- con bà chủ nhà- và biết nhà bên ấy không cho ai ở trọ. Cô con gái duy nhất, Diễm Thúy, 17 tuổi, học lớp 11 trung học Lê Lợi. Thái Xúi gãi đầu, nói nhỏ vào tai tôi,

“Thúy đấy kiêu ngạo lắm. Chị ta mơ làm bác sĩ cơ đấy. Em chưa hề thấy ai đến nhà chơi. Chị ấy chưa hề ra khỏi nhà. Thế…có việc gì không anh?”

Tôi cười nhẹ và khoát tay,

“Anh chỉ tò mò thế thôi.”

Sáng hôm sau, tôi lại nhận ra ánh đèn ấy. Hôm sau và nhiều hôm nữa trong ba tháng liên tiếp, ánh đèn sáng đó phát ra từ cửa sổ hé mở khiến tôi vui, khiến tôi tin rằng tôi đã giúp Thúy dậy sớm học bài. Nhưng ngày đêm, tôi cố vùi hết những nỗi vui buồn xuống đáy của các chồng sách vở trên bàn. Tôi chôn lấp tất cả mong muốn, đòi hỏi thông thường của một chàng trai trẻ xuống một cái hố xâu. Tôi đốt ra tro những thèm muốn tự nhiên. Tôi vờ đi những gì mọi người quan tâm từ cái áo mới cho đến bửa ăn ngon, từ một ly cà phê thơm lừng cho đến một quán đèn màu hoặc ít nhất là một cành hoa đẹp. Nhưng tôi luôn nhớ rằng mẹ tôi ở quê nhà thấp thỏm mong đến ngày tôi đỗ đạt và bên căn nhà kia có một cô gái hằng ngày dậy sớm nghe tôi đánh đàn. Mỗi sáng, cô ta mở đèn sáng như để bảo với tôi rằng,

“Có em đang chờ nghe anh đàn đây.”

Còn tôi là kẻ luôn luôn thắp sáng một câu khẩu hiệu rất to trong đầu:

“Đúng lúc, đúng nơi và với câu hỏi đúng đắn! Ta đang ở đây để làm gì thế?”

Tôi không kể cho ai nghe chuyện này cho đến một hôm. Khi tôi vừa bước ra với cây đàn trên tay và cái mền trên vai, ánh đèn nhà bên kia đã sẳn có tự lúc nào. Hai cánh cửa sổ mở toang. Giửa khung cửa là cái bóng của một cô gái, xỏa tóc, quấn khăn cổ, hai tay chống cằm, đang chờ tôi. Tôi bổng đứng chết lặng. Cái lạnh đâu đó trên trời đổ ấp lên người tôi. Những hạt sương mù sáng hôm ấy bổng biến thành bông tuyết lạnh căm. Hai cái vòi bạch tuộc ở đâu đó ngoạm lấy hai cổ chân tôi. Rồi như một nàng tiên, nàng hóa giải hết mọi thứ và ra hiệu cho tôi ngồi xuống. Một luồn điện chạy quanh người tôi khiến tôi hơi rung nhưng ấm hẳn lên. Ngồi xuống một cách vô thức nhưng tôi bắt đầu đánh đàn như một thí sinh biểu diển trước một vị giám khảo duy nhất, trẻ tuổi duyên dáng và khó tính nhất. Tôi cảm thấy như nàng đang quan sát tôi rất kỷ, mỉm cười với tôi và vổ tay nhẹ khi tôi đàn xong từng bài. Đó là lần đầu tôi đánh đàn mà không có mền trùm qua khỏi đầu và đó cũng là lần tôi đã đàn hay nhất. Không biết có một tay chơi guita classic nào được một khán giả, một thiếu nữ thưởng thức lúc sáng sớm như tôi không?

Các trang sách ngày hôm ấy như được sáng hơn lên. Các bài giải toán tích phân trở nên rất dể hiểu. Các bài học Lâm nghiệp ít khô khan hơn, các tên khoa học dài ngoằng bổng trở nên hấp dẩn dể nhớ hơn. Các đứa bạn trong lớp tự nhiên như tử tế với tôi hơn và thầy cô nào cũng khen tôi. Mọi thứ đột nhiên thành hay đẹp hơn, giá trị hơn. Tôi mong đến giờ chơi đàn hơn bao giờ hết vì tôi vừa có người thưởng thức và vì tôi vừa có thêm một sức mạnh tiềm tàng. Sáng hôm sau, nàng từ trong phòng học bước ra phía trước hàng ba. Nàng cũng ngồi như tôi, khoanh tay, nghiên đầu, im lặng. Tôi, như có một nguồn cảm hứng kỳ lạ, đã chơi lưu loát các đoạn rất khó. Tôi, như có một danh cầm nào đó mách bảo cách di chuyển ngón, cách đàn hay hơn. Và tôi, như có một ma thuật, tôi thấy mình bay bổng.

Tôi bay bổng qua bên hàng ba nhà nàng. Tôi đáp nhẹ xuống, gồi thật sát với nàng. Tôi chuyền hơi nóng hừng hực sang nàng và tôi nhận được từ nàng một mùi thơm tinh khiết huyền ảo của một loài hoa lạ, hoang dại trong rừng đêm. Chúng tôi như hai con thú hoang, lạc lỏng trong một góc rừng giửa đêm khuya. Như mọi người, chúng tôi cần có nhau. Chúng tôi biết rằng sự có mặt của người này là ngồn an ủi đối với người kia. Tôi ngưng tiếng đàn vì tôi nghe tiếng tim tôi đập hổn loạn và tôi như nghe nàng thì thầm,

“Làm sao anh có thể làm như thế được?

Làm sao anh có thể khiến em quên hết mọi chuyện. Em chỉ mong đến giờ này để được nghe anh đàn như thế này và được anh tiếp cho sức mạnh để chốc nữa em học tốt hơn bất cứ ai khác, bất cứ lúc nào khác.

Em cảm ơn anh.”

Tôi bổng dại khờ, ngu ngốc. Tôi đánh một đoạn tremolo cung La thứ, rồi bất ngờ chơi đoạn hay nhất của bài Leyenda cung Si thứ.

Nàng tựa đầu vào bờ vai tôi, tìm một sự che chở. Tóc nàng nhẹ nhàng lòa xòa trên thùng đàn. Các ngón tay tôi như bị lạnh cóng. Toàn thân tôi hơi rung lên. Tôi bất ngờ nghiên người qua để hôn trên tóc nàng và nàng bổng tan biến như một hồn ma. Tôi còn lại một mình lạnh lẻo.

Ba tháng sau, gia đình nàng phải chuyển về Sài Gòn vì sinh kế và vì nàng vừa có vẻ như bị tâm thần phân liệt. Từ ngày ấy, vẫn ngồi ở đó hằng sáng, nhưng tôi đánh đàn như một tay mới tập chơi vì tôi vừa mất đi người khán giả duy nhất rồi còn gì?

Rạch Giá Jul- 20-2010

Lương Ngọc Thành