Friday, May 31, 2013

TALK TO YOURSELF

Thursday, May 30, 2013

AN EXAMPLE OF THE IMPORTANT IMPACT OF BODY LANGUAGE

A PERFECT SELF- INTRODUCTION

Sunday, May 26, 2013

THE VIOLIN- JI-HAE-PARK

AN IDEA ABOUT TATOO

TATOO REMOVAL

WHAT DOES YOUR BLOOD PRESSURE MEAN?

WRITING

Millions of students have been taught a formula that has nothing to do with chemistry.


The formula is for how to write a five-paragraph essay.

First, write an introductory paragraph to state the argument.

Then, add three paragraphs of evidence.

Finally, write a conclusion.

Linda Bergmann is director of the Writing Lab at Purdue University in Indiana.

Her job is to help students, including international students, improve their writing.

Professor Bergmann has worked with many students who learned this traditional five-paragraph formula.

She says international students sometimes have difficulty with this formula if they learned a different writing structure.

But just knowing how to write a five-paragraph essay is not going to be enough for a college student who has to write a longer academic paper.

As Professor Bergmann points out, the formula is too simple to deal with subjects that require deeper thought and investigation.

In her words, "Essentially, it is way too simplistic to handle more intellectually sophisticated topics which involve actual inquiry."

Karen Gocsik is executive director of courses in the Institute for Writing and Rhetoric at Dartmouth College in New Hampshire.

The institute has an extensive library of online writing materials on its website.

So what are the qualities that make up good writing? Ms. Gocsik says there are no simple answers -- except maybe for one.

That is, there is no formula that students can follow to guarantee a well-written paper.

She says, "What we try to teach students to do in college is to listen to their ideas, and that the idea should be able to tell you what form it needs to take."

She says moving from secondary-school writing to college-level writing can be difficult, but students should not be afraid.

American college students are usually expected to state their thesis at the beginning of a paper.

In some cultures, students organize their paragraphs to build toward the main idea at the end.

And, while students in some cultures use lots of descriptive words, American professors generally want shorter sentences.

Wednesday, May 15, 2013

A PERFECT WOMAN

* She does not speak.


* She does not get fat.

* She never has money.

* She does not pass gas.

* She never goes shopping.

* She does not get angry.

* She does not have a mother.

* She never ever gets headaches.

* She does not go to the hairdresser.

* She does not watch people outside.

* She does not care what I watch on TV.

* She does not use internet.

* She will never have a cell phone.

* She will not get jealous if I come home late.

TRAVELLING

SHOPPING - SELF-PRACTICE-

FREE TIME

Friday, May 10, 2013

CẦN THƠ- MỐI TÌNH CỦA TÀI BỘT






Trong khi về Cần Thơ để có một thời gian tốt nhất cho việc luyện, ôn thi đại học, Tài Bột có một mối tình éo le, lãng mạng mà ít ai có thể nghĩ ra.

Sau khi an vị tại nhà tôi được 2 ngày, Tài Bột nhờ tôi chở hắn đến nhà của người cháu bà con của mẹ hắn. Theo con hẻm dọc theo kinh Tham Tướng, vào đến khúc quẹo bị che khuất um tùm vì những chòm tre, khóm trúc, chúng tôi hỏi ra nhà của ông Út Tốn. Bị bệnh gan vàng da gần 10 năm nay, tuổi đời lớn hơn chút ít, nhưng ông Tốn trông già hơn chúng tôi rất nhiều. Theo vai vế, ông Tốn gọi Tài Bột bằng anh. Mừng vì có khách đến nhà, ông hoạt bát hẳn lên. Gọi con gái pha trà, ông cố gắng kéo ghế mời chúng tôi ngồi. Vừa rót nước trà mời khách, vừa hỏi chuyện chúng tôi. Ông Tốn rung giọng hỏi tôi.

“Nhà anh Thành có xa đây lắm không?”

“Tôi ở đường Lê Lai. Đi xe gắn máy đến đây khoảng 10 phút thôi.”

“Tôi sẽ viết thư xin Bác Mộc, mẹ của anh Tài để anh ấy về đây trú tại nhà tôi. Chúng ôi mang ơn của Bác Mộc nhiều. Nay chắc Bác cho chúng tôi một dịp để đền đáp.”

Thằng bạn học hiền lành như ông bụt, trắng như bột sau đó dọn đến nhà anh Tốn.

Hai cô con gái của anh Tốn nhỏ nhắn, gọi Tài Bột bằng Cậu. Mất mẹ từ lúc lên 12, Phương Mai nào phải vừa chăm lo cho em, Phương Thảo, vừa phải quán xuyến công việc nhà và chạy chữa cho bố. Làm lò rượu nhiều năm, nhắm nháp quá nhiều loại rượu, uống quá nhiều với khách hàng, bố của Phương Mai bị đau gan và mất sức làm việc. Cô gái nhỏ nhắn ấy trở thành người lao động chính. Dù có hai người thợ phụ việc, Phương Mai vẩn phải đầu tắt mặt tối 30 ngày một tháng. Cái chuồng lợn sau vườn cũng do một tay Mai tạo dựng. Cô em gái nhỏ Phương Thảo chỉ có việc đi học và rửa bát đĩa khi có thì giờ.

Vốn vất vả, mồ côi mẹ từ bé, Phương Mai không hề hé răng than thở một điều gì. Thức dậy trước 4 giờ sáng là điều mà cô trưởng nữ ấy đã quen thuộc từ lâu nay. Có một ông khách quý, Mai dậy sớm hơn một tí. Vừa đánh thức cậu Tài xong, Mai mang đến cái thau nhôm nước mưa và cái khăn sạch để cậu rửa mặt. Cái bàn chải của Cậu Tài đã được Mai cẩn thận quẹt kem lên từ lúc nào. Trong khi cậu Tài còn đang dở dang chuyện vệ sinh buổi sáng, Mai cũng đang chuẩn bị pha cà phê và ấm trà ngon cho cậu. Cái mát lạnh tĩnh mịch của sáng sớm trong khu vực này và sự phục vụ chu đáo của cô cháu gái đã khiến cho ông bạn của tôi học rất “vô” trong 2 tuần đầu.

Phương Mai nhỏ hơn Tài Bột một tuổi. Thuở thơ ấu của nàng đã không đẹp đẻ lắm vì bố mẹ nghèo, họ là hai nhân công cho mẹ của Tài. Sau khi bố nghiện rượu nặng, mẹ nàng buồn lo đến nỗi mắc bệnh. Họ dời về Cần Thơ khi Mai vừa lên 5. Họ lập một lò rượu để có rượu ngon cho ông Tốn uống và để giử chân ông tại nhà. Lúc lên 7 Phương Mai đã biết cho lợn ăn, rắc men rượu lên sàn cơm vừa đủ ấm, đo độ cồn các hủ rượu…

Thương mẹ vất vả, Mai nghỉ học năm học hết lớp đệ tứ. Sau khi mất mẹ, nàng gánh vác hết những việc trong nhà. Chăm sóc cha bệnh, lo cho em học, nuôi một đàn heo chuồng, trông coi một lò rượu nhỏ là việc của nàng. Không có chút vui thú gì của tuổi dậy thì, nàng lớn lên theo cách của một thanh niên mạnh mẽ, nhiều cá tánh, cương quyết. Trông bề ngoài, nàng rắn rỏi bao nhiêu, thì trong lòng, nàng mềm mại bấy nhiêu. Tài Bột là người thanh niên đầu tiên nàng để tâm đến. Những gì Mai thiếu thốn là những gì Tài Bột có thừa. Điều Phương Mai khâm phục Tài cũng là điều nhiều người thiếu nữ khác đồng tình, con nhà khá giả từ Biên Hòa lên Bảo Lộc học 3 năm và về Cần Thơ 3 tháng để ôn thi vào đại học.

Tài Bột bổng nhận ra rằng Phương Mai không phải chăm sóc cậu theo cái cách một ân nhân của gia đình, một vị khách quý mà là một sĩ tử, một người thanh niên nàng đang âm thầm yêu thương. Sau cà phê, trà và món điểm tâm hàng sáng, buổi trưa nào Tài cũng được một mâm thức ăn ngon, rau tươi, và khăn lạnh. Buổi cơm chiều nào Tài cũng được thêm một món đặc sản của Cần Thơ cậu chưa hề biết qua. Chiều tối Tài Bột được trái cây, chè lạnh và thức ăn khuya. Chưa bao giờ Tài Bột được chăm sóc như thế. Chưa bao giờ Tài Bột được quan tâm đến như thế.

Cậu nhớ lại những tháng năm trên Bảo Lộc. Trước hết, cậu phải chịu đựng nhóm bạn cùng phòng ồn ào không bao giờ để tâm đến sách vỡ. Dọn đến ở chung với một anh chàng khác người hút thuốc lá liên tục, la cà suốt với chúng bạn sau giờ học. Ở chung phòng với tôi, hắn yên tâm hơn nhưng rất đổi cô đơn vì chúng tôi có một cách biệt lớn. Hắn chọn thi khối A còn tôi chọn khối B. Hắn rụt rè khi quyết định việc gì đó còn tôi thì cương quyết làm cho bằng được điều tôi muốn làm. Hắn học từ sau buổi cơm chiều đến 1 giờ sáng lúc mà tôi thức dậy để “mài”. Chủ nhật hắn đi lễ sáng rồi về phòng trong khi tôi rời phòng trọ vào trường để học suốt ngày. Hắn không có chi trong đầu để ray rức, lo toan trong khi tôi có đầy trong tim trong óc những chuyện không thể nói ra được.

Nó đến nhà tôi để tâm sự với tôi sau một buổi lễ chiều ,

“Mai chăm sóc tao như một người yêu chứ không phải một người cậu.”

Tôi tra gạn nó,

“Làm sao mi biết?”

“Cái ánh mắt, cử chỉ và gương mặt ửng hồng khi tao hỏi hoặc cảm ơn. Mai còn có vẻ chải chuốt hơn trước nữa cơ.”

“Thế mi thấy thế nào.”

Hắn nhìn vào mắt tôi,

“Thành Xì ơi. Tao ngại quá! Bận lòng quá tao học “không vô.” Thật đấy! .”

Tôi chặt lưỡi,

“Bà bác có biết chuyện này không?”

“Làm sao mẹ tớ hay biết gì! Nhưng ông Tốn có vẻ đoán ra được chuyện này.”

“Thế thì gay đấy. Hay là cậu quay về đây với tớ nhé.”

Tuần sau cũng vào chiều Chủ nhật, Tài Bột quay lại nhà tôi bằng chiếc Honda Dam với hai bàn tay không.

“Ơ hay? Sao thế?”

Tài Bột gải tai bức tóc,

“Mai khóc quá chừng khi nghe tao muốn dọn đi. Cô ta… cô ta đã nói yêu tao.”

“Thế cơ à? Rồi cậu nói làm thế nào?”

Xoay xoay cái đôi dép sandal nó đang mang, hai bàn tay nó đan xen vào nhau, Tài Bột thật sự khó nói.

“Tớ nín thin.”

“Nhưng có ai nghe thấy gì không?”

“Hôm qua, lúc sáng sớm tinh mơ, ai đâu mà người ta biết chứ?”

Hai đứa tôi yên lặng một đỗi. Tôi chợt thở ra,

“Cậu cứ bảo với Mai là chờ cậu thi xong đi cậu sẽ trả lời, nhé.”

Được tôi cố vấn, Tài Bột, người cùng ở chung phòng với tôi một năm học, ra về với vẻ an tâm hơn lúc hắn đến.

(Còn tiếp)