Saturday, July 9, 2011

NGƯỜI KHÁN GIẢ DUY NHẤT

NGƯỜI KHÁN GIẢ DUY NHẤT



Dậy học từ 1 giờ sáng, tôi đã cố ý đánh đàn lúc 3 giờ sáng như là cách để giải trí nhưng tôi vô tình đánh thức một thiếu nữ, người sau đó đã cố ý thức dậy để thưởng thức tiếng đàn của tôi.

Nơi tôi ở trọ là một phòng ngủ nhỏ được thông một ngõ nhỏ dọc theo hông dắt ra trước nhà. Năm học lớp 12 Lâm nghiệp trên Bảo Lộc, 1974, ngoài những bài học lý thuyết dài nhằng, hằng đêm tôi phải mài “bút nghiên”, tự rèn luyện toán lý hóa để hòng chen chân vào đại học. Đến 3 giờ, mang đàn ra, ngồi bệch ngay xuống cái hàng ba trước nhà, trùm mền phủ hết người vừa để giảm lạnh và vừa để giảm tiếng ồn, tôi đàn như điên dại những bài classic quen thuộc, Romance, La Cumpasita, Leyenda….

Sau 15 phút, vừa cảm thấy chút thoải mái, tôi dừng tay trở vào phòng để tiếp tục học cho đến tận sáng rối thay đồ đi đến trường. Bổng một hôm, ngay khi vừa đứng lên, chợt thấy có ánh đèn từ góc phải của căn nhà đối diện, tôi giật mình tự nhủ,

“Ta đã khiến cho ai đó thức giấc. Đêm mai mình phải trùm mền kín hơn.”

Hôm sau, tôi quên bẵng đi những gì tôi đã hứa. Nhưng khi đứng lên, tôi nhận ngay ra ánh đèn và một cánh cửa sổ hé mở. Tôi vội quên nó đi khi mà những bài tập ngổn ngang trong đầu kéo tôi ngay vào bàn học.

Trong cả cái ngõ này, căn nhà đối diện khá khác biệt, vách tường, nền xi măng rất cao, mái ngói, hoa hồng đầy trước thềm nhà. Tôi hỏi thằng “Thái Xúi”, lớp 10 Công Thôn- con bà chủ nhà- và biết nhà bên ấy không cho ai ở trọ. Cô con gái duy nhất, Diễm Thúy, 17 tuổi, học lớp 11 trung học Lê Lợi. Thái Xúi gãi đầu, nói nhỏ vào tai tôi,

“Thúy đấy kiêu ngạo lắm. Chị ta mơ làm bác sĩ cơ đấy. Em chưa hề thấy ai đến nhà chơi. Chị ấy chưa hề ra khỏi nhà. Thế…có việc gì không anh?”

Tôi cười nhẹ và khoát tay,

“Anh chỉ tò mò thế thôi.”

Sáng hôm sau, tôi lại nhận ra ánh đèn ấy. Hôm sau và nhiều hôm nữa trong ba tháng liên tiếp, ánh đèn sáng đó phát ra từ cửa sổ hé mở khiến tôi vui, khiến tôi tin rằng tôi đã giúp Thúy dậy sớm học bài. Nhưng ngày đêm, tôi cố vùi hết những nỗi vui buồn xuống đáy của các chồng sách vở trên bàn. Tôi chôn lấp tất cả mong muốn, đòi hỏi thông thường của một chàng trai trẻ xuống một cái hố xâu. Tôi đốt ra tro những thèm muốn tự nhiên. Tôi vờ đi những gì mọi người quan tâm từ cái áo mới cho đến bửa ăn ngon, từ một ly cà phê thơm lừng cho đến một quán đèn màu hoặc ít nhất là một cành hoa đẹp. Nhưng tôi luôn nhớ rằng mẹ tôi ở quê nhà thấp thỏm mong đến ngày tôi đỗ đạt và bên căn nhà kia có một cô gái hằng ngày dậy sớm nghe tôi đánh đàn. Mỗi sáng, cô ta mở đèn sáng như để bảo với tôi rằng,

“Có em đang chờ nghe anh đàn đây.”

Còn tôi là kẻ luôn luôn thắp sáng một câu khẩu hiệu rất to trong đầu:

“Đúng lúc, đúng nơi và với câu hỏi đúng đắn! Ta đang ở đây để làm gì thế?”

Tôi không kể cho ai nghe chuyện này cho đến một hôm. Khi tôi vừa bước ra với cây đàn trên tay và cái mền trên vai, ánh đèn nhà bên kia đã sẳn có tự lúc nào. Hai cánh cửa sổ mở toang. Giửa khung cửa là cái bóng của một cô gái, xỏa tóc, quấn khăn cổ, hai tay chống cằm, đang chờ tôi. Tôi bổng đứng chết lặng. Cái lạnh đâu đó trên trời đổ ấp lên người tôi. Những hạt sương mù sáng hôm ấy bổng biến thành bông tuyết lạnh căm. Hai cái vòi bạch tuộc ở đâu đó ngoạm lấy hai cổ chân tôi. Rồi như một nàng tiên, nàng hóa giải hết mọi thứ và ra hiệu cho tôi ngồi xuống. Một luồn điện chạy quanh người tôi khiến tôi hơi rung nhưng ấm hẳn lên. Ngồi xuống một cách vô thức nhưng tôi bắt đầu đánh đàn như một thí sinh biểu diển trước một vị giám khảo duy nhất, trẻ tuổi duyên dáng và khó tính nhất. Tôi cảm thấy như nàng đang quan sát tôi rất kỷ, mỉm cười với tôi và vổ tay nhẹ khi tôi đàn xong từng bài. Đó là lần đầu tôi đánh đàn mà không có mền trùm qua khỏi đầu và đó cũng là lần tôi đã đàn hay nhất. Không biết có một tay chơi guita classic nào được một khán giả, một thiếu nữ thưởng thức lúc sáng sớm như tôi không?

Các trang sách ngày hôm ấy như được sáng hơn lên. Các bài giải toán tích phân trở nên rất dể hiểu. Các bài học Lâm nghiệp ít khô khan hơn, các tên khoa học dài ngoằng bổng trở nên hấp dẩn dể nhớ hơn. Các đứa bạn trong lớp tự nhiên như tử tế với tôi hơn và thầy cô nào cũng khen tôi. Mọi thứ đột nhiên thành hay đẹp hơn, giá trị hơn. Tôi mong đến giờ chơi đàn hơn bao giờ hết vì tôi vừa có người thưởng thức và vì tôi vừa có thêm một sức mạnh tiềm tàng. Sáng hôm sau, nàng từ trong phòng học bước ra phía trước hàng ba. Nàng cũng ngồi như tôi, khoanh tay, nghiên đầu, im lặng. Tôi, như có một nguồn cảm hứng kỳ lạ, đã chơi lưu loát các đoạn rất khó. Tôi, như có một danh cầm nào đó mách bảo cách di chuyển ngón, cách đàn hay hơn. Và tôi, như có một ma thuật, tôi thấy mình bay bổng.

Tôi bay bổng qua bên hàng ba nhà nàng. Tôi đáp nhẹ xuống, gồi thật sát với nàng. Tôi chuyền hơi nóng hừng hực sang nàng và tôi nhận được từ nàng một mùi thơm tinh khiết huyền ảo của một loài hoa lạ, hoang dại trong rừng đêm. Chúng tôi như hai con thú hoang, lạc lỏng trong một góc rừng giửa đêm khuya. Như mọi người, chúng tôi cần có nhau. Chúng tôi biết rằng sự có mặt của người này là ngồn an ủi đối với người kia. Tôi ngưng tiếng đàn vì tôi nghe tiếng tim tôi đập hổn loạn và tôi như nghe nàng thì thầm,

“Làm sao anh có thể làm như thế được?

Làm sao anh có thể khiến em quên hết mọi chuyện. Em chỉ mong đến giờ này để được nghe anh đàn như thế này và được anh tiếp cho sức mạnh để chốc nữa em học tốt hơn bất cứ ai khác, bất cứ lúc nào khác.

Em cảm ơn anh.”

Tôi bổng dại khờ, ngu ngốc. Tôi đánh một đoạn tremolo cung La thứ, rồi bất ngờ chơi đoạn hay nhất của bài Leyenda cung Si thứ.

Nàng tựa đầu vào bờ vai tôi, tìm một sự che chở. Tóc nàng nhẹ nhàng lòa xòa trên thùng đàn. Các ngón tay tôi như bị lạnh cóng. Toàn thân tôi hơi rung lên. Tôi bất ngờ nghiên người qua để hôn trên tóc nàng và nàng bổng tan biến như một hồn ma. Tôi còn lại một mình lạnh lẻo.

Ba tháng sau, gia đình nàng phải chuyển về Sài Gòn vì sinh kế và vì nàng vừa có vẻ như bị tâm thần phân liệt. Từ ngày ấy, vẫn ngồi ở đó hằng sáng, nhưng tôi đánh đàn như một tay mới tập chơi vì tôi vừa mất đi người khán giả duy nhất rồi còn gì?

Rạch Giá Jul- 20-2010

Lương Ngọc Thành

No comments:

Post a Comment