Wednesday, August 15, 2012
NHỚ ĐẾN MẸ
Ít có ai được nhận một đĩa nhạc vừa được thu thanh của một nhạc sĩ và cũng ít có nhạc sĩ nào mail cho tôi nhiều như Ngọc Lễ.
Ngọc Lễ còn mẹ nhưng tôi đã mất mẹ vào sáng sớm ngày 21 tháng 6 năm 2001 tại Rạch Giá. Sau một tuần làm tang lể tại nhà ngoại tôi, phường 12 Gò Vấp Sài Gòn, sau khi an táng bà, tôi mang hình và lư hương của bà trở về Rạch Giá. Ngày đầu tiên, tại nơi mẹ tôi từng sống với chúng tôi hằng 16 năm hạnh phúc, đã thật dài, thật kỳ lạ, thật trống vắng.
Thức dậy thật sớm và sau một lúc lâu thẩn thờ bất động, thật tự nhiên, tôi đã mail cho Ngọc Lễ, người trở nên thân thiết với tôi sau bài dịch “Xe đạp ơi.” tôi đã gửi tặng.
“Ngọc lễ thân !
Trên thế gian này không ai có thể thay thế mẹ ta được. Buồn thay mẹ tôi vừa vĩnh viển ra đi.
Chúng ta cùng hiểu rằng không có điều gì mà ta không thể không làm được để mẹ ta hạnh phúc.
Tôi nhớ mẹ tôi đến vô cùng.”
Chiều hôm đó tôi nhận được mail của người tôi đang mong đợi chia xẻ nỗi buồn mất mẹ với tôi.
Trong bức mail ngắn gọn đó, Ngọc Lễ đã viết bằng tiếng Anh,
Anh Thành thân!
Chúng ta đều yêu thương mẹ người đáng để ta viết ra những lời ca ngợi.
Chúng tôi vừa thu thanh xong bài “Nhớ đến mẹ”.
Tặng anh như là một món quà mọn. Mong ca khúc này giúp được anh vơi đi nỗi buồn.
Phương Thảo- Ngọc Lễ
Tôi đã nóng lòng chờ đợi và hồi hộp khi nhận cái phong bì một tuần sau đó và 2 giọt nước mắt của tôi đã chảy xuống thành hàng đến xuống cằm khi tôi nhìn thấy cái CD với những chữ Ngọc Lễ đã viết trên đó,
“Nhớ đến mẹ” mến tặng anh Thành.”
Như họ đoán, tôi đã khóc rất nhiều khi nghe đĩa nhạc đó. Làm sao tôi không nhớ đến mẹ, người đã cưu mang tôi 9 tháng trong bụng và đã quyết định để tôi sống khi bà muốn cùng tôi tự vẫn lúc tôi chưa tròn một tuổi. Làm sao tôi không nhớ đến mẹ người đã bỏ hằng bao nhiêu ngày đêm mong tôi thành đạt, mong có cháu ẳm bồng, mong tôi ngày một khấm khá. Thật tiếc thay tôi không thể tự tay chăm sóc cho người nhiều hơn vì bà chỉ nằm trên giường bệnh đúng 2 ngày. Thật giá trị thay 48 giờ với tôi được ngồi bên giường bệnh của người trong phòng cấp cứu, yên lặng, ngoan ngoãn. Thật xứng đáng với tôi vì tôi đã tự nhận ở lại VN 19 năm trước và trong lúc lâm chung chỉ có tôi ngồi kế bên kêu gào tiếc nuối,
“Mẹ ơi! mẹ không chờ để nhìn thấy mặt em và chị con sao mẹ ơi?”
Làm sao tôi có thể nguôi được những mất mát mà không có thứ gì điều gì có thể khỏa lấp được. Lúc một giờ sáng tôi đi đi lại lại trong phòng khách, nhìn dư ảnh lần này và lần khác. Không có một phép mầu nào, lời kinh nào, không có một thứ hương khói nào, một lời phán truyền của bất cứ ai có thể giúp mẹ tôi nguôi nỗi thương nhớ chúng tôi. Không có một đấng nào có thể giúp mẹ tôi quay về. Tôi thẩn thờ, chậm rải đốt thêm một nén nhang cho mẹ tôi rồi khóc vì tôi “nhớ đến mẹ”.
Những gì Ngọc Lễ đã viết ra, hai vợ chồng đã hát ra khiến tôi khóc nhiều hơn,
“Từ ngày lớn lên con rời xa mái nhà, để mẹ chốn nao buồn vui một mình.
Một đời chắt chiu đàn con thơ dại.
Người mẹ sớm hôm ngồi nhớ thương từng đứa…. từng đứa con….
Ha.. ha…con nhớ đến mẹ, đến mẹ.”
Tôi và nhóm bạn đã bỏ nhà lên trường Nông Lâm Súc Cần Thơ ngũ trong lớp trong ánh đèn lầu lù mù những lúc làm ruộng hay chăm sóc vụ mùa gần thu hoạch. Tôi đã chuyển lên Bảo Lộc học Thủy Lâm 3 năm về nhà đúng 6 lần. Tôi đã lại bỏ nhà lên Bảo Lộc 2 tuần sau ngày giải phóng. Tôi lại rời mẹ tôi để nhập học từ tháng 9 năm 1975 cho đến khi tôi lặn lội đến kinh Quản Thống Sóc Xoài, tại cái chòi lá trong một đêm mưa tháng 7 năm 1979. Nhưng đến năm sau đó tôi- bỏ vị trí một cán bộ thể thao của trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật, bỏ một cái thế sắp làm con rể của người mẹ nuôi tại 20 Vỏ Thị Sáu, Q: 1 Tp. Hồ Chí Minh- để thật sự về Rạch Giá và đến tháng 6 năm 1985, tôi mới đưa mẹ về chung sống trong một căn nhà lá tồi tàn mà tôi đã xin ở đậu. Chị và em tôi đã ra đi 1982, để lại tôi một vết đen mới trong hồ sơ cá nhân của tôi nhưng họ cho tôi một cơ hội, họ vô tình giao cho tôi trách nhiệm “được chăm sóc mẹ”. Tôi đã làm mọi thứ, giúp những người hàng xóm hết lòng, tự tập tành hết cách, tránh hết những nhiều tai tiếng để đem về cho mẹ tôi niềm vui, niềm tự hào, tiếng khen tặng, sự kính nễ và hơn hết là hạnh phúc cái mà bà lâu nay đã không có.
Tôi nhớ đến mẹ. Tôi nhớ đến những gì tôi đã làm được những gì chưa. Tôi hồi tưởng biết bao nhiêu buổi sáng sớm đã mài dũa đèn sách bút nghiên trên Bảo Lộc để có ngày mà tôi làm tròn được chữ hiếu. Tôi tưởng tượng được những buổi sáng cùng lúc đó mẹ tôi ở Cần Thơ đun nước pha cho các vị khách ghiền cái ly cà phê đen nóng hoặc những buổi như vậy, ở Rạch Giá, mẹ tôi phải chèo xuồng vào kinh đi thăm đồng. Tôi nhớ lâu trước đó những ngày tháng mẹ tôi vác một bao quần áo to về nhà để giặt ủi. Tôi nhớ đã lâu hơn thế là những lúc mẹ tôi theo ba tôi thuyên chuyển đi nhiều nơi trong thiếu thốn vất vả trong sự chịu đựng ông chồng nhiều bê tha, ít trách nhiệm. Tôi nhớ cái bướu cổ mà mẹ tôi mang nặng nhiều năm cho đến ngày nó biến mất sau đám ma ông nội tôi. Tôi nhớ những buổi cơm do mẹ tôi nấu những con cá chiên thật giòn cho riêng tôi, những khứa cá lóc to thắm màu với những hạt tiêu đen bốc mùi thơm. Tôi có thể kể ra lần tôi đã khiến mẹ tôi trồ lên mừng rỡ ngạc nhiên, khi tôi cho bà xem bao nhiêu tiền tôi kiếm được sau khi tôi đi chụp hình 3 ngày, giao xong một cái bảng quảng cáo to tướng hay số tiền nhỏ tôi kiếm được sau khi bán được những bao giấy đựng đường đậu do chính tay tôi cắt dán từ những bao giấy đựng xi măng. Tôi nhớ rỏ mẹ tôi đã hảnh diện như thế nào lúc mà tôi trả xong số tiền trả góp để lấy chiếc xe Honda mới. Tôi nhớ những lần mẹ tôi cười vui khi có những bà bạn ra sau vườn xem 5 hàng xoài tôi đã trồng, chăm sóc như một nhà vườn thứ thiệt, những trái xoài cát Hòa Lộc thơm ngon bà đã cắt ra mời khách ăn ngay trong miếng vườn to rộng sạch đẹp.
Tôi nhớ ánh mắt, vẻ mặt hớn hở của mẹ tôi hai lần đón cháu nội chào đời. Tôi hình dung ra được cảnh mẹ tôi bồng cháu trên tay đi sang nhà cạnh bên hay dắt cháu đi lẩm đẩm bên cạnh bà. Tôi nhớ những lần hiếm hoi mẹ tôi giận hai vợ chồng tôi, nào là không chịu sanh con, nào là không chịu làm điều này, không mua sắm thứ bà đã chọn. Tôi nhớ những mẩu chuyện bà kể về thời kỳ theo ba tôi đi nhiều nơi. Tôi nhớ những kỷ niệm bà đã kể khi chúng tôi ở Pleiku, Quy Nhơn. Tôi nhớ những cái tên bà thường nhắc. Tôi thuộc lòng các câu mẹ tôi đã kể về ông nội hay bà ngoại. Tôi nhớ những gì mẹ kể về những lần chị hai tôi từ Sài Gòn xuống tận nơi mẹ tôi ở để làm tình làm tội và những lần bà muốn tự vẫn vì thằng em hút sách của tôi.
Tôi nhớ mẹ nhiều đến nỗi tôi bật khóc bất cứ lúc nào tôi kể về người. Ngọc Lễ có lẻ nên tìm hiểu điều đó và viết thêm một ca khúc mới, “Mẹ tôi”
Tuesday, August 14, 2012
MONEY IN OUR LIVES
Tiền đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta.
Money plays an important part in our lives.
Trong một vài khía cạnh nào đó, tiền là thứ quan trọng nhất trong đời.
In several aspects, it is the most important thing in life.
Không có tiền, chúng ta không có thể mua thực phẫm, quần áo và tất cả những thứ khác để sống một cách thoải mái.
Without money, we coud not buy food, clothes and all the other things we need to live comfortably.
Chúng ta cần tiền để du lịch, mua thuốc men, trả cho những dịch vụ pháp luật yêu cầu và những dịch vụ khác.
We need it to travel, to buy medicine and pay for services required by law or others.
Thật sự, tiền không thể thiếu cho sự tồn tại của chúng ta.
In fact, money is almost indispansable to our survival.
Đa số hoạt động của chúng ta được hướng đến việc kiếm càng nhiều tiền càng tốt.
Most of our activities are therefore directed towards earning as much money as possible.
Chúng ta cần tiền không những chỉ để thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của cuộc sống mà còn để trả cho sự tiến triển của chúng ta nữa.
We need money not only to meet the basic needs of live but also to pay for our own advancement.
Chúng ta cần nó cho giáo dục cái giúp chúng ta sống một cuộc đời tốt đẹp hơn.
We use it for education which helps us to live a better live.
Nhiều sinh viên không có khả năng đến trường hoặc tiếp tục việc học của họ vì thiếu tiền.
Lots of students are unable to attend school or continue their studies due to lack of money.
Cùng số đó người ta trên toàn thế giới dần chết hàng ngày vì họ không có khả năng trả cho chi phí y tế hoặc thực phẫm bổ dưỡng.
The same number of people are dying everyday throughout the world because they are not able to pay their health care or nutrious food.
Thiếu tiền cũng gây nên nỗi vất vả, buốn lo, xung đột, tệ nạn xã hội, đổ vỡ gia đình khắp mọi nơi.
Lack of money also causes hardship and sorrow as well as struggles, social evils, or breakdown families everywhere.
Vì tiền quan trọng, người ta gây tội ác hàng ngày để kiếm tiền hoặc kiếm nhiều hơn.
As money is important, people commit many crimes everyday to gain it, or more.
Một số bị lôi kéo bởi thất vọng và đói khát trộm cắp thậm chí giết người để có tiền.
Some driven by hunger and desperation steal, rob and even kill other people to get it.
Một số khác thực hiện các tội ác nghiêm trọng chỉ vì tham tiền.
Others commit the most serious crimes just due to greed of money.
Họ gây nên nhiều phiền toái, khó chịu trong đời sống xã hội.
They cause much trouble and unpleasantness in social life.
Việc đưa họ ra công lý cũng khiến mỗi chính phủ hao tốn nhiều công sức và tiền.
Bringing them to justice also causes every government to spend a lot of money and efforts.
Ngày nay, hàng triệu đô la dang dược sử dụng để khiến cuộc sống con người tốt hơn.
Nowadays, millions of dollars are being spent making people’s lives better.
Hàng triệu mẫu đất đang được canh tác và hàng triệu trường học bệnh viện đang được xây dựng để giúp biến thế giới này thành một nơi sống tốt đẹp hơn.
Millions of hectares of land are being cultivated and millions of schools, hospital are being built just to help make the world a better place to live in.
Cùng lúc, cùng tốc độ, nhiều tiền đang được dùng vào việc sản xuất vủ khí chiến tranh.
At the same time, the same speed, much money is being used in producing weapons of war.
Nhiều quốc gia có giàu hơn vừa trở nên hùng mạnh hơn do việc căng cường lực lượng quân sự của họ.
Countries richer than others have become more powerful by strengthening their armed forces.
Điều này đưa những đối thủ của họ, trong các nước hùng mạnh, vào tình trạng rối rắm.
This has led to rivalries, among the powerful nations, in turmoil.
Tất cả những điều trên cho ta thấy tiền quan trọng đến thế nào trong thế sự của loài người
All of these above shows us how important money is in human affairs.
Money plays an important part in our lives.
Trong một vài khía cạnh nào đó, tiền là thứ quan trọng nhất trong đời.
In several aspects, it is the most important thing in life.
Không có tiền, chúng ta không có thể mua thực phẫm, quần áo và tất cả những thứ khác để sống một cách thoải mái.
Without money, we coud not buy food, clothes and all the other things we need to live comfortably.
Chúng ta cần tiền để du lịch, mua thuốc men, trả cho những dịch vụ pháp luật yêu cầu và những dịch vụ khác.
We need it to travel, to buy medicine and pay for services required by law or others.
Thật sự, tiền không thể thiếu cho sự tồn tại của chúng ta.
In fact, money is almost indispansable to our survival.
Đa số hoạt động của chúng ta được hướng đến việc kiếm càng nhiều tiền càng tốt.
Most of our activities are therefore directed towards earning as much money as possible.
Chúng ta cần tiền không những chỉ để thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của cuộc sống mà còn để trả cho sự tiến triển của chúng ta nữa.
We need money not only to meet the basic needs of live but also to pay for our own advancement.
Chúng ta cần nó cho giáo dục cái giúp chúng ta sống một cuộc đời tốt đẹp hơn.
We use it for education which helps us to live a better live.
Nhiều sinh viên không có khả năng đến trường hoặc tiếp tục việc học của họ vì thiếu tiền.
Lots of students are unable to attend school or continue their studies due to lack of money.
Cùng số đó người ta trên toàn thế giới dần chết hàng ngày vì họ không có khả năng trả cho chi phí y tế hoặc thực phẫm bổ dưỡng.
The same number of people are dying everyday throughout the world because they are not able to pay their health care or nutrious food.
Thiếu tiền cũng gây nên nỗi vất vả, buốn lo, xung đột, tệ nạn xã hội, đổ vỡ gia đình khắp mọi nơi.
Lack of money also causes hardship and sorrow as well as struggles, social evils, or breakdown families everywhere.
Vì tiền quan trọng, người ta gây tội ác hàng ngày để kiếm tiền hoặc kiếm nhiều hơn.
As money is important, people commit many crimes everyday to gain it, or more.
Một số bị lôi kéo bởi thất vọng và đói khát trộm cắp thậm chí giết người để có tiền.
Some driven by hunger and desperation steal, rob and even kill other people to get it.
Một số khác thực hiện các tội ác nghiêm trọng chỉ vì tham tiền.
Others commit the most serious crimes just due to greed of money.
Họ gây nên nhiều phiền toái, khó chịu trong đời sống xã hội.
They cause much trouble and unpleasantness in social life.
Việc đưa họ ra công lý cũng khiến mỗi chính phủ hao tốn nhiều công sức và tiền.
Bringing them to justice also causes every government to spend a lot of money and efforts.
Ngày nay, hàng triệu đô la dang dược sử dụng để khiến cuộc sống con người tốt hơn.
Nowadays, millions of dollars are being spent making people’s lives better.
Hàng triệu mẫu đất đang được canh tác và hàng triệu trường học bệnh viện đang được xây dựng để giúp biến thế giới này thành một nơi sống tốt đẹp hơn.
Millions of hectares of land are being cultivated and millions of schools, hospital are being built just to help make the world a better place to live in.
Cùng lúc, cùng tốc độ, nhiều tiền đang được dùng vào việc sản xuất vủ khí chiến tranh.
At the same time, the same speed, much money is being used in producing weapons of war.
Nhiều quốc gia có giàu hơn vừa trở nên hùng mạnh hơn do việc căng cường lực lượng quân sự của họ.
Countries richer than others have become more powerful by strengthening their armed forces.
Điều này đưa những đối thủ của họ, trong các nước hùng mạnh, vào tình trạng rối rắm.
This has led to rivalries, among the powerful nations, in turmoil.
Tất cả những điều trên cho ta thấy tiền quan trọng đến thế nào trong thế sự của loài người
All of these above shows us how important money is in human affairs.
Tuesday, August 7, 2012
Monday, August 6, 2012
PHƯỚC MỌI
Ai từng đá banh trong trường đều phải nể Phước Mọi, TL 73, và ai từng chơi với Long Kh’mer đều phải biết cái tay có cái tên rất “độc”, có cái tướng đi nghênh ngang và có gốc tích ở Hà Tiên này- nhưng ít ai biết cái quãng đời độc đáo của hắn.
Tôi tình cờ là thầy dạy của thằng cháu ruột của Phước Mọi kẻ đã thắc mắc ngay hôm đầu tiên đến học khi nhìn thấy cái bảng tên trường NLS Bảo Lộc tôi treo trên tường ngay trên kệ sách. Hắn báo ngay cho chú út về cái tên ông thầy Lương Ngọc Thành, NLS Bảo Lộc.
Trên điện thoại, Phước Mọi vào đề trực khởi liền,
“Ông học ở lớp nào vậy?”
Tôi cũng lẹ miệng đáp ngay,
“Lớp của Tâm Dê- bida Mỹ Khanh- Trọng Cọp đó, biết không?”
Thế là hắn biết ngay tôi là ai. Phước Mọi và tôi đã chính thức gặp nhau tháng 10 năm 1995 tại nhà tôi sau khi hắn gọi điện hẹn giờ gặp. Mang đến chai Johny Walker, chờ tôi đi dạy về lúc 9 giờ, chúng tôi lai rai hàn huyên trò chuyện về nhiều thứ nhưng xoay quanh hai nhân vật chánh Long Kh’mer và Liên Hải Cẩu cho đến nửa đêm. Nghe kể hắn sắp mở một tiệm phở, tôi phát thảo chữ phở “tàu bay” theo ý của hắn rồi làm cho hắn một cái sign bằng mica. Cũng học Thủy Lâm như tôi, hắn hoan hỉ đóng thùng mang về Úc cái hộp đèn tôi đã làm với một dự tính làm giàu bằng nghề bán phở. Cứ khoản hai năm Phước Mọi về thăm quê hương hay về bất ngờ vì những dịp đặc biệt. Hắn là một đọc giả thường xuyên của tôi trên nlsbaoloc.com. Có vài lần tôi nghe điện thoại của Phước Mọi từ Úc. Có lần hắn gọi tôi từ Cần Thơ trong khi qua thăm Khuê Bầu- trưởng lớp. Thỉnh thoảng hai đàng gặp nhau, 2 lần tại nhà tôi, 1 lần tại nhà Đăng Thúy và mới đây- sáng sớm ngày 1- 9-2011, tôi một mình với cây guitar đeo trên vai, chạy Vespa Piaggio cũ đến Hà Tiên để đối ẩm với hắn. Để hiểu biết thêm về 2 nhân vật mà cả hai chúng tôi quan tâm, để giải bày tâm sự, và nhất là để hiểu thêm lẩn nhau, tại bải biển “Mũi Nai” lộng gió từ 10:30 giờ sáng, rồi về nhà cho đến 10:30 giờ tối, 2 đứa tôi đã uống cạn 8 chai Volka khổ nhỏ, đã tọng 5- 6 loại ốc sò và “mồi bén”- đồ hải sản tươi sống.
Mồ côi mẹ từ năm lên 7 tuổi, Phước Mọi- em trai út- theo ông anh hai Lâm Văn Rầm về Bảo Lộc sau khi ảnh lập gia đình năm 1966. Anh hai Rầm thoạt đầu là lính tiểu khu và chị dâu- Thy Bảo- nhân viên của tòa hành chánh B’Lao. Hai năm sau, khi anh chị hai có đứa con đầu lòng, Phước Mọi- chú Út- chịu nhiều vất vả với thằng cháu đích tôn của ba nó. Sau một thời gian Anh Hai Rầm biệt phái về Tân Phát làm Hiệu Trưởng trường tiểu học Thiện Lập. Không bao lâu sau đó, trường phát triển thành trường trung học đệ nhất cấp Thiện Lập- với 2 lớp đệ thất, đệ lục có học các môn Nông Lâm Súc năm học 68- 69. Phước Mọi theo anh hai để là một trong những học sinh ở đó trước khi trở thành học trò NLS Bảo Lộc- TL 73. Như một vài huynh đệ tài hoa trong trường mình, Phước Mọi có hai cái tài- đá banh và chơi bida. Hơn tôi- kẻ học lóm, Phước Mọi là người đi học đàn guitar của thầy Phi một cách chuyên cần. Y ta từng chơi thành thục nhiều bài trong quyển Carruli. Như cái cách được đặt tên tục của mọi đồng môn khác, có lẻ màu da đen khá đặc trưng của Phước Mọi khiến y có một nick name độc nhất vô nhị ấy.
Long Kh’mer, với tư cách là huynh trưởng hướng đạo, đã đích thân đến tận nhà trọ của Liên Hải Cẩu để thăm nàng. Căn nhà của Bác Tố đó có 4 mỹ nữ ở trọ- Thanh Thủy, Thế Thạnh, “Võ sĩ” Cúc và Liên Hải Cẩu. Đành rằng nói là để dạy cho Liên đánh semaphore và đánh morse, Long Kh’mer còn thầm muốn một điều gì nữa cơ. Nó bấn loạn thế nào mà lần đầu ra về, hắn để quên lại cây cờ và lần thứ hai hắn để quên cả đôi giày. Với bao nhiêu ưu ái, bao nhiêu điều muốn dành cho Liên Hải Cẩu như thế, nên sau khi tình cờ vừa nghe nhắc đến cái tên Phước Mọi, “đàn anh” Long Kh’mer liền nổi cơn thịnh nộ. Long Kh’mer sai Bình Bon đi tìm gặp Phước Mọi để hẹn ngày giờ “song đấu” để xem ai hơn ai. Cái dũng khí, cái tính cách của Phước Mọi được Long Kh’mer kết ngay. Họ kết tình bằng hữu sau một chầu cà phê sau một lúc chuyện trò. Phước Mọi được Long Kh’mer mời về nhà. Dỡ bức tranh đang treo trên vách nhà, Long Kh’mer tặng ngay cho Phước Mọi cái “kiệt tác” ấy của nó. Phước Mọi đã kinh ngạc và quý vô cùng cái món quà có cái tiêu đề “Ơn cha nghĩa mẹ” đó của Long Kh’mer, cái bức tranh mà tôi cũng còn nhớ và rất muốn sao chép lại cho đến ngày hôm nay. Trước ngày vượt biên, tháng 7 năm 1978, Phước Mọi ân cần dặn những anh chị ở lại gìn giữ bức tranh ấy một cách cẩn trọng. Tình bè bạn đã khiến Phước Mọi rất mong muốn rồi đã hứa đưa Long Kh’mer đi vượt biên cùng một chuyến với hắn. Quỳnh -vợ Long- rất cảm kích tấm thạnh tình đó của Phước Mọi. Tôi thường nghe Quỳnh nhắc tên vị “ân nhân bất thành” này trong những cái hè năm 76- 77 khi tôi lên tá túc nhà Má Chánh trên Bảo Lộc.
Bám trường, bám niềm hy vọng cho đến ngày 26 tháng 3- 1974, ngày cuối cùng để “chạy”, Phước Mọi mới chịu rời Bảo Lộc. Y theo đoàn người di tản xuống Phan Rang rồi Cam Ranh và bay đến Nha Trang trong khi có anh hai Rầm ra đó. Ngày 10 tháng 4, hắn chen nhau lên tàu Hải Quân từ Nha Trang về Sài Gòn. Hắn phải cởi bỏ sợi dây chuyền đang đeo để đổi lấy một phần lương khô và nước uống từ một tay sĩ quan. Gặp ông già đang ở Sài Gòn, Phước Mọi quên ngay bút nghiên, bóng đá và mọi thứ khác để xuống tàu đi đánh cá với người cha già- vừa hết lòng thương vợ thương con vừa yêu nghề đi biển. Chỉ có mấy ngày sau giải phóng, Phước Mọi trở thành một ngư phủ. Một hôm, tàu đánh cá của Phước Mọi gặp một tàu vượt biên từ Mỹ Tho với 80 thuyền nhân. Xuất phát từ ngày 1 tháng 5, bị hư máy nặng, vị thuyền trưởng- một thiếu tá- cầu cứu. Y xin mua lại dầu, nước uống, gạo và cá của tàu Phước Mọi nhưng rồi y và vài tay sai hung tợn đã dùng vũ lực uy hiếp ông già lái tàu đi Thái Lan. Vừa đến Patthaya- bên bờ biển phía Đông của vịnh Thái Lan, dù được một gia đình Mỹ bảo lảnh ngay nhưng Phước Mọi từ chối ngay. Tàu bị neo tại cảng Chon Buri cho đến tháng 8- 1975- ngày mà tất cả thuyền nhân được tiếp nhận, Phước Mọi, anh thứ Bảy và ông già lái tàu trở về Việt Nam. Sau khi bị giam giử 3 tháng để hỏi cung, Phước Mọi chia tay anh Bảy và người cha đáng kính để trở lên Bảo Lộc. Đầu năm 76 Phước Mọi về NLS Bảo Lộc đi học lại.
Trong lòng trống trải, bạn bè cũ tan tác mỗi đứa mỗi ngả, ê ẩm vì cái thực tế vừa mới trải nghiệm, cái thiện cái ác lẩn lộn, cái hiểu biết và cái ngu dốt đan xen nhau, Phước Mọi không thể vui học như trước nữa. Dẫu còn nhớ hoài cảnh dành nhau từng miếng ăn, cái tồi tàn của một vài kẻ trí thức lừa gạt nhau để có một chút nước uống hay cái cách người ta sẳn sàng giết nhau để có một chổ lên tàu, hắn đã cố học xong trung học. Hắn phải cùng với học trò bên tỉnh- trường Lê Lợi cũ- thi tú tài. Chẳng biết phải làm gì nữa, Phước Mọi trở lại quê nhà. Ở Hà Tiên, dù có nhiều tình thương yêu chăm sóc của anh chị em, không biết làm gì nữa, hắn đã ra khơi và đến Úc.
Đúng là dân Thủy Lâm, giống như tôi, hắn có bá nghệ. Bà xã hắn quý thương chồng. Khi được giới thiệu tôi là “đàn anh”, phu nhân của Phước Mọi đã chào tôi một cách nhả nhặn lịch sự. Hắn kể với tôi rằng hắn- giống như biết bao Việt Kiều khác- đã nhiều năm vất vả với nhiều nghề khác nhau ở Melbourn. Hắn được sự giúp đở của gia đình và thương quý của hai đứa con trai- một hiện là dược sĩ. Dù mập phệ ra như một tay tài phiệt, Phước Mọi vẫn có phong thái trẻ trung, nhanh nhẹn, vẫn còn nhớ rất nhiều điều, hát những bản tình ca, chơi các khúc classic từng tập thời còn đi học. Gặp được y quả là một điều may mắn. Tôi đã “phỏng vấn” hắn, ghi ghi chép chép như một tay phóng viên. Hắn nheo mắt, gợi nhớ và kể lể. Bốc cây guitar lên, hắn hát một khúc. Đàn một đoạn, hắn tâm tình,
“Ở bển làm sao được như vầy. Bên Úc mà, như ông biết rồi đó, trống trơn như sa mạc. Thôi! Vô đi, Thành Xì!”
Ngoài việc về tảo mộ cha mẹ, thăm viếng gia đình các anh chị, giống như bất cứ Việt Kiều nào đã từng học ở NLS Bảo Lộc, điều làm hắn phấn kích, khoái chí nhất là những gì có liên quan đến trường cũ, bạn học, những kỹ niệm và nhất là mặt đối mặt, ly cụng ly, câu hỏi câu đáp, tiếng hát tiếng đàn. Phải vậy không Phước Mọi?
Rạch Giá 24- 11- 2011
Thành Xì- TL 71
Tôi tình cờ là thầy dạy của thằng cháu ruột của Phước Mọi kẻ đã thắc mắc ngay hôm đầu tiên đến học khi nhìn thấy cái bảng tên trường NLS Bảo Lộc tôi treo trên tường ngay trên kệ sách. Hắn báo ngay cho chú út về cái tên ông thầy Lương Ngọc Thành, NLS Bảo Lộc.
Trên điện thoại, Phước Mọi vào đề trực khởi liền,
“Ông học ở lớp nào vậy?”
Tôi cũng lẹ miệng đáp ngay,
“Lớp của Tâm Dê- bida Mỹ Khanh- Trọng Cọp đó, biết không?”
Thế là hắn biết ngay tôi là ai. Phước Mọi và tôi đã chính thức gặp nhau tháng 10 năm 1995 tại nhà tôi sau khi hắn gọi điện hẹn giờ gặp. Mang đến chai Johny Walker, chờ tôi đi dạy về lúc 9 giờ, chúng tôi lai rai hàn huyên trò chuyện về nhiều thứ nhưng xoay quanh hai nhân vật chánh Long Kh’mer và Liên Hải Cẩu cho đến nửa đêm. Nghe kể hắn sắp mở một tiệm phở, tôi phát thảo chữ phở “tàu bay” theo ý của hắn rồi làm cho hắn một cái sign bằng mica. Cũng học Thủy Lâm như tôi, hắn hoan hỉ đóng thùng mang về Úc cái hộp đèn tôi đã làm với một dự tính làm giàu bằng nghề bán phở. Cứ khoản hai năm Phước Mọi về thăm quê hương hay về bất ngờ vì những dịp đặc biệt. Hắn là một đọc giả thường xuyên của tôi trên nlsbaoloc.com. Có vài lần tôi nghe điện thoại của Phước Mọi từ Úc. Có lần hắn gọi tôi từ Cần Thơ trong khi qua thăm Khuê Bầu- trưởng lớp. Thỉnh thoảng hai đàng gặp nhau, 2 lần tại nhà tôi, 1 lần tại nhà Đăng Thúy và mới đây- sáng sớm ngày 1- 9-2011, tôi một mình với cây guitar đeo trên vai, chạy Vespa Piaggio cũ đến Hà Tiên để đối ẩm với hắn. Để hiểu biết thêm về 2 nhân vật mà cả hai chúng tôi quan tâm, để giải bày tâm sự, và nhất là để hiểu thêm lẩn nhau, tại bải biển “Mũi Nai” lộng gió từ 10:30 giờ sáng, rồi về nhà cho đến 10:30 giờ tối, 2 đứa tôi đã uống cạn 8 chai Volka khổ nhỏ, đã tọng 5- 6 loại ốc sò và “mồi bén”- đồ hải sản tươi sống.
Mồ côi mẹ từ năm lên 7 tuổi, Phước Mọi- em trai út- theo ông anh hai Lâm Văn Rầm về Bảo Lộc sau khi ảnh lập gia đình năm 1966. Anh hai Rầm thoạt đầu là lính tiểu khu và chị dâu- Thy Bảo- nhân viên của tòa hành chánh B’Lao. Hai năm sau, khi anh chị hai có đứa con đầu lòng, Phước Mọi- chú Út- chịu nhiều vất vả với thằng cháu đích tôn của ba nó. Sau một thời gian Anh Hai Rầm biệt phái về Tân Phát làm Hiệu Trưởng trường tiểu học Thiện Lập. Không bao lâu sau đó, trường phát triển thành trường trung học đệ nhất cấp Thiện Lập- với 2 lớp đệ thất, đệ lục có học các môn Nông Lâm Súc năm học 68- 69. Phước Mọi theo anh hai để là một trong những học sinh ở đó trước khi trở thành học trò NLS Bảo Lộc- TL 73. Như một vài huynh đệ tài hoa trong trường mình, Phước Mọi có hai cái tài- đá banh và chơi bida. Hơn tôi- kẻ học lóm, Phước Mọi là người đi học đàn guitar của thầy Phi một cách chuyên cần. Y ta từng chơi thành thục nhiều bài trong quyển Carruli. Như cái cách được đặt tên tục của mọi đồng môn khác, có lẻ màu da đen khá đặc trưng của Phước Mọi khiến y có một nick name độc nhất vô nhị ấy.
Long Kh’mer, với tư cách là huynh trưởng hướng đạo, đã đích thân đến tận nhà trọ của Liên Hải Cẩu để thăm nàng. Căn nhà của Bác Tố đó có 4 mỹ nữ ở trọ- Thanh Thủy, Thế Thạnh, “Võ sĩ” Cúc và Liên Hải Cẩu. Đành rằng nói là để dạy cho Liên đánh semaphore và đánh morse, Long Kh’mer còn thầm muốn một điều gì nữa cơ. Nó bấn loạn thế nào mà lần đầu ra về, hắn để quên lại cây cờ và lần thứ hai hắn để quên cả đôi giày. Với bao nhiêu ưu ái, bao nhiêu điều muốn dành cho Liên Hải Cẩu như thế, nên sau khi tình cờ vừa nghe nhắc đến cái tên Phước Mọi, “đàn anh” Long Kh’mer liền nổi cơn thịnh nộ. Long Kh’mer sai Bình Bon đi tìm gặp Phước Mọi để hẹn ngày giờ “song đấu” để xem ai hơn ai. Cái dũng khí, cái tính cách của Phước Mọi được Long Kh’mer kết ngay. Họ kết tình bằng hữu sau một chầu cà phê sau một lúc chuyện trò. Phước Mọi được Long Kh’mer mời về nhà. Dỡ bức tranh đang treo trên vách nhà, Long Kh’mer tặng ngay cho Phước Mọi cái “kiệt tác” ấy của nó. Phước Mọi đã kinh ngạc và quý vô cùng cái món quà có cái tiêu đề “Ơn cha nghĩa mẹ” đó của Long Kh’mer, cái bức tranh mà tôi cũng còn nhớ và rất muốn sao chép lại cho đến ngày hôm nay. Trước ngày vượt biên, tháng 7 năm 1978, Phước Mọi ân cần dặn những anh chị ở lại gìn giữ bức tranh ấy một cách cẩn trọng. Tình bè bạn đã khiến Phước Mọi rất mong muốn rồi đã hứa đưa Long Kh’mer đi vượt biên cùng một chuyến với hắn. Quỳnh -vợ Long- rất cảm kích tấm thạnh tình đó của Phước Mọi. Tôi thường nghe Quỳnh nhắc tên vị “ân nhân bất thành” này trong những cái hè năm 76- 77 khi tôi lên tá túc nhà Má Chánh trên Bảo Lộc.
Bám trường, bám niềm hy vọng cho đến ngày 26 tháng 3- 1974, ngày cuối cùng để “chạy”, Phước Mọi mới chịu rời Bảo Lộc. Y theo đoàn người di tản xuống Phan Rang rồi Cam Ranh và bay đến Nha Trang trong khi có anh hai Rầm ra đó. Ngày 10 tháng 4, hắn chen nhau lên tàu Hải Quân từ Nha Trang về Sài Gòn. Hắn phải cởi bỏ sợi dây chuyền đang đeo để đổi lấy một phần lương khô và nước uống từ một tay sĩ quan. Gặp ông già đang ở Sài Gòn, Phước Mọi quên ngay bút nghiên, bóng đá và mọi thứ khác để xuống tàu đi đánh cá với người cha già- vừa hết lòng thương vợ thương con vừa yêu nghề đi biển. Chỉ có mấy ngày sau giải phóng, Phước Mọi trở thành một ngư phủ. Một hôm, tàu đánh cá của Phước Mọi gặp một tàu vượt biên từ Mỹ Tho với 80 thuyền nhân. Xuất phát từ ngày 1 tháng 5, bị hư máy nặng, vị thuyền trưởng- một thiếu tá- cầu cứu. Y xin mua lại dầu, nước uống, gạo và cá của tàu Phước Mọi nhưng rồi y và vài tay sai hung tợn đã dùng vũ lực uy hiếp ông già lái tàu đi Thái Lan. Vừa đến Patthaya- bên bờ biển phía Đông của vịnh Thái Lan, dù được một gia đình Mỹ bảo lảnh ngay nhưng Phước Mọi từ chối ngay. Tàu bị neo tại cảng Chon Buri cho đến tháng 8- 1975- ngày mà tất cả thuyền nhân được tiếp nhận, Phước Mọi, anh thứ Bảy và ông già lái tàu trở về Việt Nam. Sau khi bị giam giử 3 tháng để hỏi cung, Phước Mọi chia tay anh Bảy và người cha đáng kính để trở lên Bảo Lộc. Đầu năm 76 Phước Mọi về NLS Bảo Lộc đi học lại.
Trong lòng trống trải, bạn bè cũ tan tác mỗi đứa mỗi ngả, ê ẩm vì cái thực tế vừa mới trải nghiệm, cái thiện cái ác lẩn lộn, cái hiểu biết và cái ngu dốt đan xen nhau, Phước Mọi không thể vui học như trước nữa. Dẫu còn nhớ hoài cảnh dành nhau từng miếng ăn, cái tồi tàn của một vài kẻ trí thức lừa gạt nhau để có một chút nước uống hay cái cách người ta sẳn sàng giết nhau để có một chổ lên tàu, hắn đã cố học xong trung học. Hắn phải cùng với học trò bên tỉnh- trường Lê Lợi cũ- thi tú tài. Chẳng biết phải làm gì nữa, Phước Mọi trở lại quê nhà. Ở Hà Tiên, dù có nhiều tình thương yêu chăm sóc của anh chị em, không biết làm gì nữa, hắn đã ra khơi và đến Úc.
Đúng là dân Thủy Lâm, giống như tôi, hắn có bá nghệ. Bà xã hắn quý thương chồng. Khi được giới thiệu tôi là “đàn anh”, phu nhân của Phước Mọi đã chào tôi một cách nhả nhặn lịch sự. Hắn kể với tôi rằng hắn- giống như biết bao Việt Kiều khác- đã nhiều năm vất vả với nhiều nghề khác nhau ở Melbourn. Hắn được sự giúp đở của gia đình và thương quý của hai đứa con trai- một hiện là dược sĩ. Dù mập phệ ra như một tay tài phiệt, Phước Mọi vẫn có phong thái trẻ trung, nhanh nhẹn, vẫn còn nhớ rất nhiều điều, hát những bản tình ca, chơi các khúc classic từng tập thời còn đi học. Gặp được y quả là một điều may mắn. Tôi đã “phỏng vấn” hắn, ghi ghi chép chép như một tay phóng viên. Hắn nheo mắt, gợi nhớ và kể lể. Bốc cây guitar lên, hắn hát một khúc. Đàn một đoạn, hắn tâm tình,
“Ở bển làm sao được như vầy. Bên Úc mà, như ông biết rồi đó, trống trơn như sa mạc. Thôi! Vô đi, Thành Xì!”
Ngoài việc về tảo mộ cha mẹ, thăm viếng gia đình các anh chị, giống như bất cứ Việt Kiều nào đã từng học ở NLS Bảo Lộc, điều làm hắn phấn kích, khoái chí nhất là những gì có liên quan đến trường cũ, bạn học, những kỹ niệm và nhất là mặt đối mặt, ly cụng ly, câu hỏi câu đáp, tiếng hát tiếng đàn. Phải vậy không Phước Mọi?
Rạch Giá 24- 11- 2011
Thành Xì- TL 71
Saturday, August 4, 2012
Friday, August 3, 2012
Thursday, August 2, 2012
I HAVE A HEADACHE- replies
I have a headache.
1. Sorry?
2. What does a headache mean?
3. You have what?
4. What did you say you had?
5. So, what kind of headache do you have?
6. Do you feel dizzy?
7. Did you work hard yesterday?
8. How about your blood pressure?
9. Let me measure your pressure.
10. How long have you suffered?
11. Have you been working hard lately?
12. Have you got any special stress?
1. Sorry?
2. What does a headache mean?
3. You have what?
4. What did you say you had?
5. So, what kind of headache do you have?
6. Do you feel dizzy?
7. Did you work hard yesterday?
8. How about your blood pressure?
9. Let me measure your pressure.
10. How long have you suffered?
11. Have you been working hard lately?
12. Have you got any special stress?
Subscribe to:
Posts (Atom)