Wednesday, March 7, 2012

ĐỘI KIÊN GIANG năm 1981

Một trong những điều tôi không hề nghĩ đến là việc tôi vào đội tuyển Kiên Giang năm 1981 và một trong những điều bất ngờ của giải đấu năm đó là Kiên Giang đã không phải là nhà vô địch.



Đội chúng tôi- Công Ty Vật Tư Tổng Hợp- vô địch tỉnh làm nòng cốt và đội thứ nhì- Xí Nghiệp Ô Tô đóng góp 3 cầu thủ. Nhờ uy tín cá nhân của ông bầu, Chú 6 Ân, Huỳnh Hùng- đội Bưu Điện Thành Phố và Minh Trường- Quận 6 T.P đã về đầu quân. Điều khiến cho nhiều khán giả ngưỡng mộ đội của chúng tôi là sự có mặt của một ngôi sao thời bấy giờ: Mười Nín- tiền vệ tài năng của đội Cảng Sài Gòn- như là huấn luyện viên. Đó là lần đầu tiên Kiên Giang chơi trong một mùa bóng đá rất ấn tượng ở phần đầu giải B toàn quốc- giải bóng đá hạng nhì bây giờ.


Nằm trong bảng 1, chúng ta đá một lượt để tranh vé lên hạng với: An Giang, Tỉnh Đội Đồng Tháp, Quân Khu 9, Minh Hải và Vĩnh Long. Vì không có sân riêng cho nên chúng tôi ít có khán giả nhà. Trận đầu ra quân, Kiên Giang gây một tiếng nổ lớn sau khi hạ Minh Hải 5-1 trên sân Vĩnh Long. Ba vị tướng từ Sài Gòn lên xe đò trở về nhà khi mà một số cầu thủ “cưng” trong đội ung dung chạy Honda về Rạch Giá. Qua sân Sa Đéc- Đồng Tháp, chúng tôi thắng Vĩnh Long 1-0 không mấy khó khăn. Hồng Râu- đội X.N Ô Tô, bị chấn thương nhẹ và ra hiệu xin nghỉ ngay đầu hiệp hai. Tôi có dịp trổ tài. Huấn Luyện Viên rất lo vì tôi vào thay thế khi đội chịu một trái phạt gián tiếp ngay khu vực 16 mét 50. Mặt sân cát và kích thước nhỏ đã gây khó cho chúng tôi tuy nhiên khán giả Sa Đéc ủng hộ chúng tôi như đội nhà của họ vì chúng tôi đá nhẹ nhàng và “nhuyển nhừ”. Thiên hạ cứ đinh ninh rằng chúng tôi xuất thân từ đội Cảng trẻ.


Cái trận đá với An Giang có khán giả đông nhất. Từ ba phía- sân bóng đá Quân Khu 9 có khán giả Cần Thơ, dân An Giang thuê 3 xe đò qua ủng hộ cái đội cưng yêu của họ và dân Kiên Giang cởi ngựa sắt HonDa qua xem trận thư hùng, được xem như trận chung kết sớm của giải. Chúng tôi ra sân với bộ độ nổi nhất trong 6 đội: áo thun tay dài màu vàng chanh, cùng màu vớ, quần đen có số màu vàng thêu rất sắc nét và trái bóng ngoại duy nhất trong của giải- hiệu “Mikasa”- made in Japan- rất hiếm hoi mắc mỏ thời bấy giờ. Tương phản nhau, họ mặc áo đỏ dài tay, quần trắng vớ đỏ sang trọng. Cặp tiền vệ của đối phương- Mi Sên và Mi Tư hai anh em ruột- như làm xiếc khu vực trung tuyến. Bên phía chúng ta, Huỳnh Hùng và Đẩu- đội trẻ quận 6- mới về Rạch Giá- cũng như hai anh em. Phi Hùng, thay vì đá góc trái, được chơi như một tiền vệ tự do. Anh Mười cho đội chơi ba tiền vệ để kềm bóng tốt hơn vì ta chỉ cầu hòa. Anh giải thích,


“An Giang chơi nhuyển toàn đội còn tụi mình mới ráp lại. Họ có sức bền toàn đội còn mình có mấy đứa không tập đều. Khán giả của họ quá đông. Sân QK 9 lớn và hôm nay gió nhiều. Có lẻ mình chỉ quen bóng hơn họ.”


Trong lúc nghỉ giửa hiệp, Đạt- trung phong- và tôi khởi động với sự háo hức được chơi trong hiệp hai. Chụp những quả đá vừa mạnh vừa xệch của Đạt, tôi nhận ra cái giá trị của mặt sân tốt và trái bóng ngoại. Đá hều với Kiên Giang, toàn thể đội An Giang và khán giả toàn tỉnh không hài lòng với kết quả này nhưng họ rất hài lòng vì cái cách chúng tôi chơi với họ, đẹp, có kỹ thuật, có bài bản và có sự tiến bộ rỏ nét. Hai đội chơi một trận đẹp như kiểu của Barcelona với Real Madrid.


Về Sân Quang Trung, trên đường lên cầu Cần Thơ bây giờ, cát khô nóng, tôi được giao trấn giữ khung thành ngay từ đầu. Đối thủ trận này là Tỉnh Đội Đồng Tháp, không có tiếng tăm gì, toàn bộ cầu thủ trẻ có tầm vóc hơi dưới trung bình. Ngay khi khởi động tôi đã hơi lo khi nhận ra cái “tuột chân” vì cát khô nóng và cái “hóc nóng của nắng tháng hè”. Anh Mười và 5-6 người bạn học của tôi cổ vũ hết mình làm tôi chơi hay hơn hẳn. Giửa hiệp hai, chúng tôi xuống trong khi họ chơi như mới vừa vào cuộc vậy. Bị dẩn trước 0- 2 trong hiệp đầu, Tỉnh đội Đồng Tháp cố gắng dành lại “những gì đã mất” trong khi phía Kiên Giang, nhất là tôi, hơi lo sợ “mất luôn những gì đã có”.


Huỳng Hùng- lớn tuổi nhất- 29- không còn giữ bóng trong chân được nữa. Hàng tiền vệ rời rạc. Hàng tiền đạo không hề giành bóng với hậu vệ đối phương. Tùng- Trung vệ thòng không còn theo kịp các đường chọc trung lộ bên cánh phải. Khi vừa có một quả chọc khe khác, và khi sân cát không giữ được vạch vôi khu vực 16 mét, tôi đã vọt ra khá kịp thời. Thay vì choài người chụp, hay kiểu stacking- chùi bóng bằng hai chân, tôi đã phá bóng bằng chân phải. Vì chân trụ bị tuột trên cát, tôi đá hụt trái bóng và tiền đạo của họ xuống bóng, xút thành bàn, rút ngắn cách biệt tỷ số. Tôi phải cà nhắc ra sân và không bao lâu sau họ lập lại đường chuyền bóng cũ và cũng cầu thủ đó ghi bàn gở huề.


Trận cuối cùng, chúng tôi trở lại sân Sa Đéc để đá với Quân Khu 9- đội bóng “lót đường” trong bảng. Vì Hồng Râu viện lý do vợ sinh nên tôi phải mang găng vào khuôn gỗ khi mà cái đầu gối phải xưng vù. Với 2 trận thắng, 2 trận huề, chúng tôi đang có 8 điểm, tỷ lệ bàn thắng thua 7-3 trong khi kẻ cạnh tranh cái vé lên hạng- An Giang vừa được 10 điểm- 3 trận thắng, 1 trận huề, tỷ lệ thắng bàn thua 10- 2. Khi Kiên Giang chơi với đội “dưới cơ” thì An Giang chơi với đội đang đội sổ- Minh Hải. Nếu cả hai đội, có tên cuối là GIANG, toàn thắng, thì đội bóng đang hơn điểm cũng sẽ tiếp tục hơn 2 điểm nữa. Nếu Minh Hải làm được điều thần kỳ- hạ An Giang, hoặc An Giang bị họ cầm hòa có tỷ số, thì chúng tôi phải thắng khá đậm để có thể đút vào túi chiếc vé lên hạng. Nhưng thực tế thì ngược lại. Thắng đậm Minh Hải 4-0, tăng số điểm thành 13, tỷ lệ bàn thắng thua 14-2, đội An Giang vô địch. Chúng tôi huề với QK 9, 1-1 và kết thúc giải với 9 điểm, tỷ lệ 8- 4. Đội Kiên Giang năm ấy đã tan rả và ít có ai còn chớ giải đấu năm đó nữa.


Thất bại trong một mùa giải không phải là chuyện lớn nhưng với tôi từ một tiền đạo của đội lớp 12 TL cho đến thủ môn của đội tuyển tỉnh .


Rạch Giá, Feb12-2012

No comments:

Post a Comment