Saturday, February 27, 2010

11 ways to say "She operates"

1. She will operate.
2. She will be operating -> She will be operated.
3. She will have operated.
4. She has operated
5. She had operated so she saved him.
6. She has been operating since she saved him.
7. She had been operating when she saved him.
8. She is operating.
9. She was operating when she saved him.
10. She operated, so she would save him.
11. She operates, so she will save him.

Friday, February 26, 2010

Based on the music of "Those were the days"

A B C D E....F G and H I .,
J K L M N...N O and P,
Q R S T U, V U V W,
X and Y and Z.
Are you happy?
This is my fa-mi-ly.
This is my small teddy.
This is Daddy and
This is my Mommy.
They love and care for me.
They learn and feel so free.
They could do anything... to make me pleased
Da da da da ....

Based on the music of "GIANG NGOC"

I wanna have you there beside me.
I wanna show how much I care.
I wanna be with you.
I wanna share with you whatever you have suffered.
I wanna bring you far away.
I wanna be your guiding star.
I wanna feel happy.
I wanna take it easy
so that you won't be worried.
I've been in love with ...you.
You're part of me,....part of my life.
I'll show you what you mean to me.
I'll show you what I've done for us.
You've been somewhere lonely.
You've gotten such a lovely dream.
You'll follow what you wanna be.
You don't care how...much you hurt me.

Thursday, February 25, 2010

CHÚ BA SÓC

Tôi biết chú Ba từ khi tôi học lớp 1 tại Quy Nhơn năm 1962. Tôi đến tìm Chú khi tôi làm đồ án tốt nghiệp đại học tháng7 năm 1979. Ngày hôm qua, ngày mồng 6 tết, 19 tháng 2 năm 2010, tôi đi thăm chú sau 31 năm không có liên lạc nhau.

Chú Ba Sóc- dù chỉ được học một khoá ngắn hạn- là một y tá quân đội giỏi và tốt bụng. Từ ngày thành một y tá, chú chuyên làm tại phòng mổ. Từ quân y viện ở Quy Nhơn, năm 1963, thay vì về Sài Gòn, hoặc về quê- Trà Vinh- chú Ba chuyển về bệnh viện Trương Bá Hân Sóc Trăng cho đến ngày giải phóng. Chú tiếp tục làm trong ngành Y tế Sóc trăng, tiếp tục phụ mổ trong bệnh viện và tiếp tục sinh con cho đến đứa thứ 10. Với chiếc xe Honda 67, túi đồ nghề nhỏ, chú đến bất cứ nơi nào bất cứ lúc nào có bệnh nhân cần chú. Xã Phú Tân- huyện Mỹ Tú đã cấp cho chú Ba một phòng khám bệnh như là một phần thưởng xứng đáng. Chú Ba có thể khám trị đa khoa thậm chí là nha khoa nữa. Chú có rất ít bạn nhưng rất nhiều bệnh nhân. Chú có rất ít thói xấu, tiếng đồn đại xấu xa nhưng có rất nhiều lời khen, tiếng ca ngợi. Mọi người thân thiết yêu quý chú. Có quá nhiều trường hợp chữa cho bệnh nhận nghèo, chú không nhận thù lao, không nhận quà biếu. Sau 8 giờ làm việc, chú đi đến các địa chỉ có hẹn trước. Chú có một sức làm việc bền bỉ, một cách tỉ mỉ và vì thế chú hầu như chưa gây ra một kết quả xấu hay một hệ luỵ nào trong đời chú. Chú không hề có một đồng nghiệp nào ganh ghét. Chưa có một ông xếp nào chê trách chú. Nhiều bác sĩ hỏi ý kiến cá nhân của chú và y tá trẻ học tập kinh nghiệm của chú. Hằng năm chú có nhiều bằng khen, giấy khen của những nơi chú làm việc. Không hút thuốc, uống rượu không có nhăng cụi trăng gió với ai, không bao giờ bê trể bất cứ việc gì và đưa hết tiền cho vợ là những điều mà nhiều người đàn ông trên đời này tự cổ chí kim, từ đông sang tây phải ngả mủ chào thua chú Ba. Những ai biết chú đều tự hỏi không biết là do thiên phú hay do chú tự rèn luyện, chú Ba Sóc có một nhân cách tuyệt vời.
... xem tiếp (to be continued)

GARY- SUCH A GUY

If I hadn’t met HUNG- a good friend of mine, I would never have got a chance to get to know his English instructor- Gary- from whom I have learnt a lot. What I have learned from him is more precious than what a young student could get from his college.

To make our first meeting special, HUNG drove his car to pick me up at my place then to drive me to

“ Con Co” restaurant on Tran Binh Trong St. We had been there for a while before Gary showed up. Even though he and I had had a small talk on the phone the day I first met HUNG, I had a few difficulties understanding what he said. He spoke so naturally that I enjoyed every moment of that night. We found several things in common especially our point of view. At the end of the party which HUNG paid for us, Gary asked me to get in touch with him as we were either physically or mentally near. Actually, I prevented myself from meeting him the following weeks as I wanted to save my monthly low income. Till the third weekend, Gary and I met again at a small popular restaurant on Nguyen Bieu St. He and I talked about a lot of different things but mainly about how to live happily. He would never mind answering my questions nor asking me what had been in my mind. I tried to speak to him as at home in Rach Gia I had not had many opportunities to do so.

The most interesting question I asked him which made him pleased was “What is the most important thing in life?” Having a gulp of beer, drying his mouth with a handkerchief, he replied:

... to be continued

CHA NUÔI 3-4

- Hồi còn bé tôi bị bệnh quai bị nặng. Bác sĩ bảo tôi khó lòng có con được. Tôi đã không nghỉ đến chuyện có vợ. Tôi coi bé Long Vân như con ruột vậy. Nếu tôi có lấy ai đi chăng nửa, họ làm sao chăm lo cho con bé bằng tôi được. Tôi ít học không thể dạy cháu học được. Cậu giúp hai cha con tôi nhé?

- Thưa bác! Cháu cần có ít thời giờ để suy nghỉ và để cháu xem xem em Vân có quý mến cháu không? Có chấp nhận cháu không? Có thật muốn học không?

- Tôi nuôi con bé được hai năm nay rồi. Nó rất ham học. Cháu chỉ mong học giỏi để sau này phụng dưỡng tôi thôi.

Tiếng của Long Vân cắt lời.

- Thưa ba! Con luộc rau xong rồi.

- Con lại đây.

Ông vừa ra lệnh vừa động viên. Vươn tay ra, kéo Long Vân vào lòng, ông ôn tồn nói.

- Đây là anh Thành. Con chào anh đi. Ba mời anh Thành đến hôm nay để ảnh biết con. Ba nhờ anh dạy kèm cho con các môn con học yếu. Ba còn biết anh ấy đàn ghi ta hay lắm. Con muốn học chơi đàn không?

- Dạ muốn! Con muốn anh Thành ở đây với mình. Con sẽ học giỏi. Con sẽ đàn cho ba nghe. Con sẽ làm mọi thứ để ba vui lòng, nhe ba, nhe anh Thành. Con mừng quá.

Cô em gái đỏ bừng đôi má. Hai mắt đen nhánh hơi ứa lệ. Tôi cũng cảm thấy xúc động bởi câu nói thật đơn giản, thật rỏ ràng của Long Vân.

Ông Năm và dọn lên trên cái tủ ly một thứ thức ăn một dỉa nhỏ: rau luộc, thịt kho hột vịt, đặt biệt dĩa bánh hỏi thịt quay và dĩa rau sống.

- Hôm nay đám giổ của Long. Tôi ra chợ sáng sớm và nấu nướng từ lúc đi chợ về. Những năm trước, tôi không nhắc đến, sợ Vân nó buồn. Năm nay nó có anh rồi. Hai anh em đến đây đốt cho ba má con một nén nhang đi. Thành có thể thay mặt bác đi họp phụ huynh, đưa em đi học và đi đâu đó chơi. Con không có em gái, không có một mái ấm, con có thể chọn nơi này hay không tùy con thôi. Hai anh em bây thấy sao?

Hai đứa tôi bẻn lẻn không nhìn nhau và cũng không nói với nhau gì hết. Bác Năm đứng yên mỉm cười. Bác Năm đã nghe tôi kể rằng từ năm lên 8 ba tôi bỏ nhà theo bà vợ nhỏ đến giờ, tôi chẳng biết gì về tình cha cả. Tôi có một thằng em trai bỏ học, hút sách từ lúc mới có 13 tuổi. Bác Năm đã nhanh chóng chọn tôi về đây như ông đã chọn nuôi Long Vân vậy.

... xem tiếp (to be continued)

7 modifiers- 7 describing details


I find something to eat made in Hong Kong alive interesting to my Mom for pleasing her in the evening which I can afford.

How many P-Groups can be used

A VietNamese delegation in the US for talks with American officials on trade for the first time is interviewed this morning.
From VOA News.

VẦNG TRĂNG BÊN KIA SÔNG- PHẦN 2

Tôi lặng thinh không đáp lời cũng không buồn ăn cơm. Thường giờ này tôi xong buổi cơm trưa rồi và có lẽ là đang đọc truyện hoặc xem bài cho ngày thứ hai hoặc đang chờ ngủ trưa. Chúng tôi lặng thinh. Không ai buồn nói gì. Mẹ tôi cứ gắp thức ăn cho tôi. Cha tôi rất chậm chạp nhai thức ăn như thể ông có gì để nói hoặc thức ăn hôm nay rất dai cứng vậy. Mẹ tôi không chịu dược sự yên lặng nửa nên bà phải lên tiếng trước.

- Bác Thịnh chắc có chuyện gì không hài lòng nên mới trút cơn thịnh nộ lên mấy đứa trẻ đấy thôi. Thể nào bác cũng phải bình tâm và xin lổi “bố nó” thôi.

Bố tôi từ tốn giài thích.

- Từ ngày chuyển lên làm việc trên huyện, ông ta ra vẻ là người quan trọng. Ông ta muốn biến mọi chuyện thành quan trọng để được mọi người để tâm tới. Tôi không chịu loại người ấy, cái kiểu ấy.

- Bố nó để tôi qua nhà Bác Thịnh để hỏi chuyện bác gái xem sao.

Bố tôi gạt phăng ngay.

- Tôi không muốn thế. Tôi không muốn nghe nói đến cái ngữ ấy.

Tôi cảm thấy đau như bị cắt một phần cơ thể, như đang bị phẩu thuật mà không được gây mê, bị một cú đánh thật mạnh một cách bất ngờ. Ai trong chúng ta không từng phạm lỗi. Tôi không tin rằng bố tôi và bác Thịnh cố tìm cách “đá nhau” như cách người ta đá bóng mà tôi mong rằng họ chỉ hiểu nhầm nhau hoặc bác ấy tìm chổ để trút cơn giận lên chúng tôi. Hằng hình như muốn chứng tỏ điều gì với tôi- điều mà rất ít con gái để tâm đến. Hằng muốn bảo với tôi rằng:

... xem tiếp ( to be continued)

Heather Whitestone's statement

Heather said that hearing her speak and seeing her dance can show people that the only thing that stops them from succeeding is themselves.

From"Miss America 1995- Heather Whitestone- who is deaf - VOA Special English.

Changing the verb tenses and others

His wife and his son had cried when he told them.
cried while he was telling them.
have cried since he told them.
had been crying then he told them.
were crying as he was telling them.
would cry if he told them.

From:"His wife and his son had cried when he told them"- Dark-VOA Short Stories.

10 ways to ask

Tell me what you see.
I wonder where you go.
I wanna know when you show.
Can you tell me why you love Steve?
No one knows if it's going to snow.
If you don't mind, tell how you were fired.
There's no way of knowing how well you sing.
I'm curious to know whether you love Joe.
It's OK to tell me in what way we can see.
Would you mind telling me when you will leave?

7 stuffs to open the main clause

Born to an unhappy family,
wishing to be able to live freely,
in great love with my mum,
after I'd worked for Gorv company unsuccessfully,
to my big family for showing my gratitude to my mum,
to teach my kids later,
alone, I decided to take an English class.

13 ways to say "Where he is"

He is there.
He is where I can not come.
He is somewhere you know.
He is somewhere I don't know.
I've no ideas Where he is.
I don't know Where he is.
Where he is doesn't matter to me.
I wonder Where he is.
It doesn't matter Where he is.
I can't tell you Where he is.
There's no way to see Where he is.
I have no way of knowing Where he is.
If I know
Where he is I'll call you.

Thursday, February 18, 2010

VẦNG TRĂNG BÊN KIA SÔNG

Hằng và tôi học chung với nhau từ thuở nhỏ. Có nhiều lần mẹ tôi chở hai đứa đến trường. Cũng có nhiều bận cha Hằng rước chúng tôi về. Có rất nhiều người ngở rằng chúng tôi là anh em họ.Hai gia đình chúng tôi cũng thân thiết nhau vì hai ông bố đã cùng dạy một trường, chia nhau một giường thời họ còn độc thân và cùng nhau về vùng này cất nhà ở sau khi lập gia đình. Hai bà mẹ chia nhau các món ăn. Họ chia xẻ kinh nghiệm dạy con cái. Hai đứa tôi chia nhau đọc một quyển sách. Hai đứa tôi cùng chia nhau quà sinh nhật và hai đứa tôi đã cùng nhau tập bơi lội tại con rạch này. Rồi bỗng dưng một ngày kia, con rạch này trở thành cái rào cản, thành cái ranh giới ngăn cách chúng tôi và cả hai gia đình.

Vốn là con của một cụ nho và là một nhà giáo, cha tôi rất nghiêm khắc trong việc dạy dỗ tôi. Ông lập ra một bản nội quy. Ông tự tay viết ra rất đẹp, những điều cấm đoán hoặc những điều được thưởng. Điều một- tôi nhớ rất rỏ- là “Không nói dối- bị phạt 5 roi”.

Điều hai- tôi chưa bao giờ vi phạm- là “Không thuộc bài- bị phạt 5 roi”. Vậy còn điều cuối cùng? Tôi cũng nhớ rỏ lắm vì tôi có khi bị phạt mà. Điều mười:” Để áo quần dơ bẩn khi đi học về- bị phạt 2 roi”

Tôi không hề phản đối nội quy của cha tôi. Hằng nhiều lần cho rằng cha nàng cũng nên lập một nội quy tương tự. Nàng có lần nói đùa với tôi rằng:

- Hai đứa mình đổi nhau đi. Tớ sang ở bên nhà cậu và cậu qua sống như con trai bên nhà tớ nhé.

Tôi chẳng chịu thua tí nào:

- Thôi được. Nhưng thế này có phải hay hơn không nào. Tuần này hai đứa ở bên nhà này. Tuần tới ta qua sống bên nhà bên kia. Có vui hơn không nào?

Chúng tôi đều là con một. Không có đứa nào vui khi cứ suốt ngày trong nhà chỉ có ba ngừơi. Hằng lại không thích chơi với búp bê. Hàng ngày nàng chỉ có tôi để trò chuyện, tâm tình. Tôi dạy cho nàng cách bắn giàn ná. Và tôi bỏ cả ngày để làm cho nàng một cái ná thật đẹp và nắn những viên bi đất sét tròn xoe. Một lon đầy các viên bi đất sét ấy với cây giàn ná mà tôi tặng đối với nàng trị giá như 2 con búp bê cở bự nhất. Hằng hóm hỉnh chọc tôi:

- Nếu có đứa nào bén mảng đến nhà cậu. Hảy hỏi nó” muốn ăn đạn bi đất sét không?” Tay này bách phát bách trúng đấy nhé. Từ bên nhà tớ, vút một cái, ngay vào mông chạy không kịp đâu đó nhé.

... xem tiếp ( to be continued)

QUYỂN TỰ ĐIỂN



Ai cũng biết là quyn t đin được dùng để tra nghĩa của t vng. Tôi đã mua và hin còn gi mt quyn mà tôi mun dùng để k v cách tôi thương m tôi và tôi đã lo xa cho tương lai của tôi như thế nào.

Vào lúc hc lp 9, 1970, trong lp tôi đứa nào cũng dt nát tiếng Anh c. Sau 3 năm hc NLS Bảo Lc, tôi đã hc được chút ít Anh Văn nh chung với Lun Già, người mà có th trò chuyn với một nhóm nhà môi trường M đến thăm trường năm tháng 11 năm 1973, Trong s bn hc cũ NLS Cn Thơ, Tài Râu giỏi tiếng Anh hơn c. Vì nó mơ làm một chính tr gia, mt nhà làm chiến lược tm c thế gii, nó phải tra cứu Anh Văn rt nhiu trong thư vin của hội Vit M. Trong thời gian tôi v Cn Thơ chun b thi Đại Hc, tháng 5, 1974, tôi thnh thong gp hn hoc đến nhà tôi để trò chuyn với tôi. Khi bù đầu hc thi Toán, Lý và Hoá, đâu có ai màng đến tiếng Anh để mà làm gì. Tôi chng mong gì hơn là thi đậu vào Đi Hc. Tôi chng mong gì hơn là làm cho m tôi vui lòng. Mt hôm Tài Râu đến nhà tôi và t ra rt hào hng. Hn vào đề ngay,” Hội Việt M đang “sale” sách. Có vài cun t đin b túi đã lm. Tao thấy mấy tim trên đường Ngô Quyn cũng có na, mày ra mua ngay một cun đi. Đừng để tr ung lm Thành Xì ơi.”

... Xem tiếp ( to be continued)

MÃNH BẰNG

Mãnh bng đây không có nghiã là “a cirtificate” của tiếng Anh. Nó là một trong những bài hát nổi tiếng của nhóm AVT của cố nhạc sĩ Lữ Liên, và nó đã là bài hát mà chúng tôi đã biểu diển hai lần tạiĐại Thính Đường.”

Trong năm học lớp mười 1971, chúng tôi chưa đóng góp gì nhiều cho trường ngoại trừ việc ba đứa tôi tham gia vào chương trình văn nghệ cuối năm với bài hát “Mãnh bằng.” Trọng Thỏ là thằng nhát như thỏ nhưng nó đàn hay như một nghệ sĩ. Cậu Doãn có giọng hát bè rất độc đáo và nó vốn là người Bắc. Biết loại nhạc của AVT này từ hồi còn bé, thường ngân nga hát một mình suốt bài “Mãnh bằng” thành thục, tôi nghiễm nhiên trở thành người tập hát cho nhóm chúng tôi dẩu rằng tôi không phải là người hát hay nhất. Tôi cũng là người quyết định trang phục cho nhóm. Tôi nhớ rất rỏ trang phục của ban AVT, áo gấm thụng 3 màu, khăn đống- đúng truyền thống Việt Nam. Nhưng với truyền thống của nhóm Bụi Gia Trang từ hồi ở NLS Cần Thơ, tôi chọn ngay áo kaki vàng. Câu hỏi còn lại là:mặc quần gì?”. Tôi cũng phải quyết định luôn: quần Jeans bạc màu. Tôi phải tra hỏi từng thằng trong lớp, đi mượn quần về cho hai chàng kia mặc thử rồi phải sửa lại cho vừa và tôi tìm cho ra ba sợi dây nịch cùng màu, cùng kiểu. Đêm đầu tiên, khi đi xem chương trình một biểu diển, ba đứa tôi quá choáng ngợp vì cái phong cách chuyên nghiệp của lớp đàn anh- 11 Thủy Lâm. Họ không có một nét gì của một ban nhạc học trò. Họ chơi nhạc Rock và hát tiếng Anh như một ban nhạc trẻ của Sài Gòn, thậm chí tôi cho rằng còn hay hơn. Đại Thính Đường là nơi chúng tôi lần đầu tiên bước vào. Nhạc rock là thứ lần đầu tiên tôi nghe, thấy. Tôi không có cái ấn tượng xấu về nó như thằng Trọng Thỏ- cổ hủ, nhưng tôi trân trọng mọi điều tôi được tận mắt tận tai nghe thấy. Các ban, lớp khác cũng diển khá hay với dàn nhạc, trang phục, trang điểm và có khi còn múa phụ họa nửa chứ. Họ đã khiến hai anh chàng kia chùng bước. Tôi kích động họ bằng một câu đơn giản,” Mỗi người có một cách riêng để khẳng định mình. Bài mình hát là vô địch.Không có ông bầu cũng không có lấy một cổ động viên, tự ba đứa tôi tập và mỗi đứa tự chia đoạn, đọc lời thoại và nhắc nhau tập luyện. Trọng Thỏ nói thoại với giọng nam bộ, Cậu Doản dỉ nhiên là nói giọng bắc rồi và tôi phảichơi giọng Huế- khó nhất. Tôi cũng phải đứng ra trách nhiệm về ca từ, cách biểu diển, thậm chí phải ngâm câu hát câu đầu tiên. Ban nhạc AVT xử dụng đàn sến, đàn cò và đàn tỳ bà. Chúng tôi chỉ có mổi mt cây đàn Ghi ta. Cây đàn của tôi được Trọng Thỏ chọn vì nó có tiếng vang và nhìn gọn đẹp . Đêm sau, bài chúng tôi diển được xếp áp chót khi không khí trong Đại Thính Đường đã thật sự thấm trộn vào cái chất học trò của ngôi trường này, hồn nhiên, trân trọng, hết mình, trào phúng và độc đáo. Chúng tôi ra sân khấu lần đầu tiên trong đời và đã hát bài này hay nhất trong đời học trò từ trước cho đến lúc đó.

Nhạc sĩ Lữ Liên Ban Tam Ca Trào Phúng AVT đầu thập niên 60

... xem tiếp ( to be continued)

NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG CỦA MẸ TÔI

Tôi là người có dim phúc được kề cận với mẹ tôi cho đến giây phút sau cùng. Mẹ tôi ra đi quá êm đẹp đến ni nhiều người tin ngay rằng bà đã thể hiện quá rõ ràng tình thương của bà dành cho tôi.

Trừ những ai làm việc trong ngành Y tế hoc đang làm trong một bệnh viện công, ít có bệnh nhân nào nhận được sự chăm sóc hết sức chu đáo trong ba ngày cấp cứu như mẹ tôi. Sáng hôm sau khi mẹ tôi nhập viện vì một cơn ngưng tim, một bác sĩ học trò cũ của tôi- B.S Hng Hoa- đã báo tin xấu này trong buổi giao ban đầu tuần, ngày 11-6-2001. Bác sĩ Thủy- phó giám đốc- xuống ngay giường bệnh để thăm hỏi tôi. Sau đó ít lâu, hàng giờ có những bác sĩ đến làm các xét nghiệm cho mẹ tôi. Một bác sĩ học trò khác cho tôi biết khả năng xấu nhất sắp xảy ra và khuyên tôi bình tĩnh. Tôi chỉ biết ngồi suốt bên giường bệnh, làm vệ sinh cho mẹ tôi. i bng dưng bình tâm vì có l người mẹ đang nằm hôn mê bất động đấy rt thu hiểu và rt thương tôi.i phải đóng vai trò của con gái chăm sóc vệ sinh cho mẹ. Chị hai tôi ở Sài Gòn đã hay tin nhưng chưa có hồi âm. Ba đứa con của ch được m tôi mang v đây nhiu năm cng không có tin gì xung cho tôi. Em và chị tôi điện báo từ Úc rng h sẽ về. Em tôi vì sắp làm ăn lớn, và vì dị đoan, từ Úc điện về nói rỏ là nó muốn sao mẹ tôi ra đi vào ngày sau đó 2 ngày- 21 tháng ba âm lch. Tôi yên chí vì s có đủ anh chị em tôi tề tựu bên cái hàng của mẹ tôi rồi. Tôi báo tin ngh dạy một tuần. Vợi ở nhà chăm sóc hai con, trai 10, gái 2 tuổi. Một người dì bên vợ đến phụ giúp tôi vào ban đêm. Tôi âm thầm ngoan ngoãn ở bên mẹ tôi- cả hai không có ai nói ai một lời nào.

... xem tiếp(to be continued)


CHA NUÔI 1- 2

Nếu tôi không gặp ông ta trên chuyến xe ngày hôm ấy, tôi có lẻ không bao giờ tin được trên đời này có một người cha nuôi như thế.

Theo thông lệ, tôi đã phải đứng sắp hàng trước quầy bán vé rất sớm. Có vài ba người đã đứng trước đó từ lúc nào không rỏ. Một trong số họ là một ông cụ già nhưng có vẻ mẫn cán, nhanh nhẹn nhưng trầm tĩnh. Tôi tiến đến ngay sau lưng ông và đứng yên cho đến lúc quầy vé mở cửa. Bảo lộc sáng hôm ấy lạnh và có nhiều sương mù. Tôi cảm thấy cô đơn và tủi thân. Hàng năm tôi phải lên đây tá túc 3 tuần lể nghỉ hè tại nhà Má Chánh vì không còn chổ nào tốt hơn mà tôi có thể tìm thấy.

- Cậu mới lên đây lần đầu tiên à.

Ông già quay xuống hỏi tôi để làm quen.

- Cháu về đây nghỉ hè.

Tôi lịch sự trả lời ngay và nhìn thoáng qua người hành khách sắp đi cùng xe với tôi. Thật ra tôi đã chưa trả lời chính xác câu hỏi ấy. Từ lần đầu tiên đi nộp đơn chuyển trường tháng 6-71 đến nay tháng 9-77, tôi đến nay lên Bảo Lộc khoảng 20 lần.

- Vậy cậu là sinh viên hả. Hạnh phúc quá nhỉ? Tôi đã từng mơ ước được làm sinh viên như cậu.

Tôi định hỏi ông thêm nhưng tiếng động từ trong quầy vé đã cắt lời tôi. Hôm nay không có quá nhiều khách. Hàng người không quá dài và không có cảnh chen lấn. Lần lượt ông già ấy mua được vé xong đến phiên tôi. Chúng tôi cùng bước ra khỏi phòng vé. Ông già móc trong cái xách tay củ của lính ngụy một cái áo len màu xanh đậm. Chìa cái áo len cho tôi, ông ta từ tốn nói.

- Cậu mặc vào đi. Một lác nửa xuống đèo cậu bị lạnh đấy.

Tôi lí nhí nói cảm ơn và trồng cái áo len vào môt cách ngoan ngoản. Thật ra cái phong cách của ông ta khiến tôi như bị thôi miên.

- Ta ra đây uống cà phê nhé. Trời còn sớm mà.

Tôi riu ríu bước theo chân ông ta như một đứa con nhỏ đi theo chân của cha nó vậy.

Ngồi trong quán tôi mới nhận ra mình nhầm to rồi. Ông ta thật ra không già lắm. Gương mặt xương xẩu và râu ria tua tủa khiến ông ấy trông thấy già hơn trước tuổi nhiều.

- Cậu cũng uống cà phê đen chứ hả? Tôi thì lúc nào cũng vậy. Cậu học ở trường nào? Năm thứ mấy rồi? Hè không đi đâu chơi à?

Tôi lịch sự, nhỏ nhẹ trả lời các câu hỏi và ngồi yên trên cái nghế đẩu thấp.

- Cậu uống đi kẻo nó nguội. Tôi mừng cho cậu. Thời buổi này mà còn đi học được

thì còn gì bằng? Nhà ba má ở đâu? Có nhiều anh em không? À, tôi lại quên nữa

rồi. Tên cậu là gì?

Chưa khi nào tôi nói dối với ai điều gì. Nghe những gì tôi kể hết về hoàn cảnh và lý do tôi lên đây, ông có vẻ ngạc nhiên và lo cho tôi. Ông bóp trán suy nghỉ giây lác rồi bảo tôi cuối tuần này về nhà ông ấy chơi vì sẽ có mấy việc ông ấy cần tôi và cũng có mấy việc ông ấy muốn kể cho tôi nghe nữa. Lời nói ấy chất chứa vừa chứa đựng sự thúc giục vừa hàm ý ra lệnh cho tôi. Tôi ghi chép địa chỉ và hứa sẽ đến.


... to be continued

Wednesday, February 17, 2010

HOW I LOVED MY MOM DURING THE TIME I WAS AT NLS BAO LOC


“Mom! If you could read it- I wish you would, you would have found how much I loved you.”
We all love Moms, don’t we? But I had a different way to show my love to mine especially when I went to Agricultural High school in Bao Loc since Sep 1971.
The first thing I did was to stop smoking since the day I left home. I had smoked at the age of 9 due to some bad boys’ encouragements. I didn’t tell her and she didn’t care since I almost always went to school and tried to study and play basket ball. What else could a divorcee like her expect her son to do? The love for her helped me quit easily.

... to be continued

Thursday, February 11, 2010

MY GOD MOTHER I, II

If it were not for her love, I would never have been able to become what I am now. It was common to be along with a classmate on a bus trip but it wasn’t to meet a former one from that bus. That happened to me as the 1st step of a long term affair with whom I call God mother.

From the bus I called out loud “TRONG COP, is that you?” “Get out of the bus” Trong replied enthusiastically. From that moment I became relaxed as I could be with him and his family. He and I had only one thing in common watching football games. We had been in the same class but in different moods and situations. Not going to college, he stayed home feeling rather bored. So meeting me also was a good thing for him. Every Sunday of October in 1975 after lunch, he took me to the SAIGON- THU DUC bus station. He put into my pocket a small amount of money which was financially meaningful and helpful to me as I had left home for school asking my mum to be on my own.

Things sometimes did not go as smoothly as we wished and that was exactly what happened to me. One day, from my grandmother’s- Go Vap dist, I came to his home early one Sunday morning. I couldn’t remember precisely why but he wasn’t home that day. And that was the first time I missed him.

I came to the bus station early by myself to get back to my college feeling rather sad. Another strange thing was that I decided to take a BIENHOA bus since it was so difficult to get into a THU DUC one that day .

... to be continued

Wednesday, February 10, 2010

HỌC CHƠI ĐÀN GHI TA (Learning how to play the guitar)


Tôi đã quyết định học chơi đàn ghi ta nhanh như một chàng trai lãng mạn quyết định tỏ tình với cô bạn gái chàng vừa yêu say đắm vậy. Mối tình của tôi với đàn ghi ta bền chặt và có một kết cục tuyệt đẹp chứ không phải như chàng trai kia, kẻ sớm bạc tình với người chàng vừa thương yêu tha thiết.

Chúng tôi cả thảy 10 đứa chia căn nhà trọ xoàng xĩnh bên dốc xuống đài Đức Mẹ, cách trường chừng vài căn nhà. Chiều chiều các chàng trai đem đàn ghi ta ra trước sân, hát hò bâng quơ vài ba bài hát, vừa không trọn vẹn mà cũng vừa chẳng ra hồn gì. Tụi nó, tôi cũng không nhớ rỏ là ai nữa muốn kheo tài với hai cô gái nhỏ con Bố Thiệp chăng? Cũng có thể chúng nó muốn cho nhà đối diện chú ý. Bên ấy, Đạt, dáng rất nghệ sĩ, ng thường mang đàn ra ban công hát hò gì đó. Tôi chỉ có một điều lưu tâm. Đó là học thuộc bài, những bài Lâm nghiệp vừa khô khan vừa khó nhớ.

Một hôm, vào lúc xế chiều, một buổi chiều trong suốt những ngày mưa dầm của Bảo Lộc, từ nhà bên cạnh trổi lên tiếng kèn độc tấu bài Hạ Trắng trong băng nhạc Selection 2 của Tùng Giang nhạc trẻ.

Tiếng kèn của nghệ sĩ Trần Vĩnh như xé toặc quả tim tôi, như cú đập mạnh bật tung cái bếp lò sưởi lâu ngày bỏ hoang kia của tôi, như cơn lốc xoáy cuốn bay đi mái nhà siêu vẹo tồi tàn trong người tôi và như một tia chớp rọi sáng cả một góc trời tối tăm ở trong tôi. Như một người sắp chết đuối giửa biển khơi bắt được cái phao thật tốt vậy. Nếu không có buổi chiều mưa đó ở Bảo lộc, nếu không tiếng kèn đó cũa Trần Vĩnh, đến hết cuộc đời này, tôi không khi nào nghỉ đến việc chơi đàn ghi ta cả. Tôi chọn một trong 3 cây cây đàn của tụi bạn trong nhà để tập. Tôi hỏi thằng Phúc Lùn:

- Bấm làm sao để đánh ra bản Hạ Trắng mậy? Mày làm ơn chỉ giùm tao đi.

... xem tiếp(to be continued)